Soạn giáo án Mĩ thuật 4 cánh diều Bài 11: Bánh ngon truyền thống

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Mĩ thuật 4 Bài 11: Bánh ngon truyền thống - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 11: BÁNH NGON TRUYỀN THỐNG

(2 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được một số loại bánh truyền thống dân tộc có dạng hình, khối cơ bản khác nhau và vận dụng vào thực hành, sáng tạo sản phẩm.
  • Trưng bày, giới thiệu, đia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực đặc thù như: ngôn ngữ, khoa học, tính toán, âm nhạc… thông qua: trao đổi, chia sẻ.
  • Vận dụng hiểu biết về hình học để tạo sản phẩm bánh.
  • Tìm hiểu nét văn hóa ẩm thực ở quê hương Việt Nam.

Năng lực đặc thù (năng lực mĩ thuật).

  • Nhận biết được đặc điểm của một số loại bánh truyền thống dân tộc dạng hình, khối cơ bản khác nhau.
  • Tạo được sản phẩm bánh truyền thống có hình dạng biến thể từ hình, khối cơ bản theo ý thích và trao đổi, chia sẻ trong thực hành, sáng tạo.
  • Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm và trao đổi, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
  1. Phẩm chất

Bồi dưỡng lòng yêu nước, đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm thông qua một số biểu hiện như:

  • Có ý thức chuẩn bị đồ dùng, họa phẩm để thực hành sáng tạo sản phẩm.
  • Tôn trọng sự sáng tạo của bạn bè, người khác.
  • Giữ vệ sinh trong và sau khi thực hành, sáng tạo.
  • Yêu thích nét văn hóa ẩm thực của gia đình, quê hương, đất nước.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Mĩ thuật 4.
  • Một số tư liệu, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật về hình khối, các loại bánh quê hương.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Mĩ thuật 4.
  • Đồ dùng học tập: giấy vẽ, bút chì, bút màu, giấy thủ công, giấy báo,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Bánh quê hương”

- GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi:

+ GV chia lớp thành 3 nhóm.

+ Quan sát các loại bánh và lần lượt ghi đáp án vào bảng con.

+ Đội nào có nhiều đáp án đúng sẽ chiến thắng.

- GV tổ chức cho HS tham gia theo đường link:

https://quizizz.com/join?gc=712082&source=liveDashboard

- GV nhận xét, tổng kết trò chơi:

- GV dẫn dắt vào bài học: Cả lớp vừa chơi trò chơi về các loại bánh truyền thống quê hương. Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung đó trong Bài 11: Bánh truyền thống.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Nhận biết được một số đặc điểm của một số laoij bánh truyền thống dân tộc có dạng hình, khối cơ bản, tìm hiểu chất liệu, hình thức thể hiện trên một số sản phẩm.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức HS tìm hiểu một số loại bánh truyền thống có hình dạng của hình, khối cơ bản.

- GV yêu cầu HS quan sát các cặp hình 1, 2, 3 (trang 51 SGK) thảo luận và trả lời câu hỏi

+ Em hãy giới thiệu tên mỗi loại bánh. Mỗi loại bánh có hình dạng của hình, khối cơ bản nào?

+ Màu sắc đặc trưng của mỗi loại bánh là gì?

- GV mời một số HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, chốt kiến thức:

+ Hình 1: Bánh chưng, có hình vuông – bánh được gói bằng lá dong màu xanh.

+ Hình 2: Bánh giày, có hình tròn – có màu trắng của gạo nếp.

+ Hình 3: Bánh tét, có hình trụ - bánh được gói lá dong, lá chuối màu xanh.

+ Hình 4: Bánh oản, có hình chóp cụt – bánh có màu trắng và được bọc bằng giấy bóng kính màu sắc.

+ Hình 5: Bánh bột lọc, có hình chữ nhật -  bánh được gói bằng lá chuối màu xanh.

+ Hình 6: Bánh xèo, có hình tròn – có màu vàng ươm, đẹp mắt.

- GV yêu cầu HS quan sát hình các hình 1, 2, 3 (trang 52 SGK) thảo luận và trả lời câu hỏi: Các sản phẩm được tạo ra bằng hình thức, chất liệu nào?

- GV mời một số HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, chốt đáp án và giới thiệu trang phục trong mỗi ảnh:

+  Hình 1: Bánh tôm được làm từ đất nặn.

+ Hình 2: Bánh đúc được vẽ bằng màu sáp.

+ Hình 3: Bánh tét được vẽ, cắt, xé, dán.

- GV đánh giá nội dung trao đổi, chia sẻ, bổ sung cho HS.

- GV có thể sưu tầm một số loại bánh, mô hình sản phẩm bánh để HS quan sát, cầm, nắm... trực tiếp

 

 

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu về ý nghĩa các loại bánh quen thuộc, loại bánh đặc trưng vùng miền, địa phương, các dịp làm bánh.

+  Bánh chưng, bánh dày

https://www.youtube.com/watch?v=Ese8x5o6Yz4

+ Bánh trôi, bánh chay

https://www.youtube.com/watch?v=CoBI_vk9-5A

Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Nắm được cách tạo sản phẩm mô hình bánh truyền thống có dạng hình, khối cơ bản biến thể.

- Tạo được sản phẩm bánh truyền thống có hình dạng biến thể từ hình khối, cơ bản theo ý thích.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1. Hướng dẫn HS thực hành

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5 (trang 52 SGK) và trả lời câu hỏi tương ứng với mỗi cách thực hành.

+ Đây là loại bánh nào?

+ Em cần chuẩn bị những vật liệu nào để thực hành?

+ Bánh có dạng hình cơ bản nào?

+ Em hãy nêu các bước thực hành tạo sản phẩm bánh này.

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án:

+ Đây là món bánh xèo.

+ Vật liệu: giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, keo dán, màu sáp.

+ Bánh có hình tròn

+ Các bước tiến hành tạo ra trống cơm:

●       Bước 1: vẽ hình tròn trên giấy thủ công, rồi lấy kéo cắt theo hình tròn, lấy bút màu vẽ các nét đứt vòng tròn trên chiếc bánh.

●       Bước 2: cắt các mảnh giấy màu xanh và trắng, vẽ hình con tôm lên giấy thủ công màu đỏ, rồi cắt ra.

●       Bước 3: đặt các nguyên liệu đã chuẩn bị lên chiếc bánh rồi gấp đôi lại, cắt thêm mảnh giấy màu xanh dán lên bên chiếc bánh.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 (trang 53 SGK) và trả lời câu hỏi tương ứng với mỗi cách thực hành.

+ Đây là loại bánh nào?

+ Em cần chuẩn bị những vật liệu nào để thực hành?

+ Bánh có dạng khối cơ bản nào?

+ Sản phẩm mô hình bánh có những màu nào?

+ Có những hoạ tiết nào trang trí trên bánh và trang trí tập trung ở phần nào của bánh?

+ Em hãy nêu các bước thực hành tạo sản phẩm.

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án:

+ Đây là món bánh trung thu.

+ Vật liệu: đất sét,.

+ Bánh có hình bát giác.

+ Chiếc bánh có màu nâu, xanh lá cây, vàng.

+ Các bước tiến hành tạo ra trống cơm:

●       Bước 1: tạo hình có hình hộp.

●       Bước 2: cắt các góc của chiếc bánh để tạo hình bát giác, nặn cánh hoa màu vàng, các viên cầu trang trí màu xanh, các sợi mảnh màu xanh.

●       Bước 3: Trang trí chiếc bánh.

- GV có thể giới thiệu thêm một số loại bánh ở mục Một số sản phẩm tham khảo và trong Vở thực hành hoặc sản phẩm mô hình bánh truyền thống khác (nếu sưu tầm được).

- GV nên gợi mở HS sử dụng màu sắc, tạo hình dạng của mỗi loại bánh theo ý thích Phần nhân của bánh xèo có thể làm theo ý thích (tôm, trứng, thịt, cua,...).

- GV gợi mở HS có thể tạo sản phẩm mô hình bánh quen thuộc, đặc trưng mang truyền thống của gia đình/người thân, bản làng,... hoặc ở địa phương/vùng miền.

Nhiệm vụ 2. Tổ chức học sinh thực hành, sáng tạo

- GV sắp xếp HS ngồi theo nhóm (có thể làm bài tập cá nhân hoặc nhóm tuỳ theo thực tế HS của lớp).

- GV giao nhiệm vụ cho HS:

+ Em hãy sáng tạo sản phẩm mô hình bánh truyền thống theo ý thích.

+ Quan sát, trao đổi với bạn trong nhóm/bên cạnh về ý tưởng của mình (chọn loại bánh để mô phỏng, chọn cách thực hành, chọn màu sắc, hình hoạ tiết,...) và hỏi ý tưởng của bạn.

- GV gợi mở HS chọn loại bánh truyền thống yêu thích và sử dụng vật liệu phù hợp để tạo sản phẩm bánh của mình/nhóm.

- GV nhắc HS trong quá trình thực hành có thể học hỏi, tham khảo cách thực hành của bạn hoặc có thể nhờ GV giải đáp, hỗ trợ những chi tiết khó.

- GV nhắc HS khi tạo sản phẩm bằng đất nặn nên chọn màu đất tươi sáng, có màu nóng, màu lạnh và sử dụng các kĩ năng như: vê tròn, lăn, ấn dẹt để tạo các chi tiết hoặc dùng đầu nhọn bút chì vạch tạo nét,...

- GV theo dõi, quan sát, hỗ trợ HS thực hành tạo sản phẩm khi cần thiết.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

CẢM NHẬN – CHIA SẺ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giới thiệu, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm, yêu cầu HS quan sát, trao đổi, giới thiệu, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm bánh truyền thống.

- GV đặt câu hỏi gợi ý HS chia sẻ:

+ Em/nhóm em tạo sản phẩm bằng cách nào?

+ Sản phẩm bánh truyền thống của em/nhóm em có bộ phận chính giống với hình dạng của khối nào?

+ Em sử dụng hình trang trí nào (chấm, nét để trang trí làm đẹp cho sản phẩm)?

+ Em thích nhất mô hình bánh của bạn nào? Chi tiết, màu sắc nào trên sản phẩm bánh truyền thống của em/nhóm em là điểm nhấn nổi bật?

- GV mời HS trả lời, chia sẻ; HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành, hoạt động trao đổi, chia sẻ, bổ sung của HS.

- GV gợi ý HS sắp xếp sản phẩm bánh truyền thống theo nhóm, bánh cùng loại, có thể đặt tên cho sản phẩm (Đặc sản quê hương, Khai trương cửa hàng bánh truyền thống,...).

- GV khuyến khích HS chia sẻ thêm một hoặc hai cách khác để trưng bày sản phẩm.

- GV gợi mở HS chia sẻ những hiểu biết của mình về một hay nhiều loại bánh truyền thống của quê hương mình.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đưa ra được ý tưởng vận dụng sản phẩm bánh truyền thống vào trong cuộc sống hay ý tưởng sáng tạo mới để tạo sản phẩm bánh truyền thống khác.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS quan sát và nêu câu hỏi cho HS trả lời:

+ Bánh mì, bánh ít lá gai thường được dùng vào khi nào/dịp nào? Em đã ăn các loại bánh này chưa?

+ Ngoài hình thức xé, nặn tạo sản phẩm, em có thể tạo sản phẩm bằng hình thức

nào khác?

+ Em có mong muốn em sẽ trở thành thợ làm bánh giỏi trong tương lai không?

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV có thể giới thiệu với HS về nguyên liệu, quy trình tạo ra một số loại bánh khác.

 https://www.youtube.com/watch?v=K2DPWsurZsE

- GV nhận xét chia sẻ của HS; đánh giá, tổng kết tiết học, bài học.

- GV tổng kết nội dung HS chia sẻ.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Chia sẻ cảm xúc sau khi hoàn thành sản phẩm với người thân, bạn bè.

+ Đọc trước nội dung tiết sau: Bài 12: Trên cánh đồng quê em (SHS tr.56).

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

- HS tham gia trò chơi.

 

 

 

 

- HS chơi theo nhóm.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát, lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lăng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tiếp thu.

 

 

- HS tiếp thu, thực hiện.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS tiếp thu, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS trưng bày sản phẩm.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.


=> Xem toàn bộ Giáo án Mĩ thuật 4 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Mĩ thuật 4 cánh diều Bài 11 Bánh ngon truyền thống , Tải giáo án trọn bộ Mĩ thuật 4 cánh diều , Giáo án word Mĩ thuật 4 cánh diều Bài 11 Bánh ngon truyền thống

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác