Soạn giáo án Mĩ thuật 4 cánh diều Bài 14: Nông sản quê em
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Mĩ thuật 4 Bài 14: Nông sản quê em - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 7: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM
BÀI 14: NÔNG SẢN QUÊ EM
(2 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết được một số loại nông sản quen thuộc của quê hương Việt Nam và tận dụng màu sắc, hình khối, vật liệu khác nhau,... để tạo sản phẩm bằng hình thức vẽ, xé, cắt, dán, theo ý thích.
- Trưng bày, giới thiệu, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
- Năng lực
Năng lực chung
- Góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực đặc thù như: ngôn ngữ, khoa học, tính toán… thông qua: trao đổi, chia sẻ.
- Kết hợp một số thao tác gấp, cắt, vẽ, in,...để tạo sản phẩm, biết tìm hiểu đặc điểm nông sản ở quê hương và vùng miền khác,...
- Biết tìm hiểu đặc điểm nông sản ở quê hương và vùng miền khác...
Năng lực đặc thù (năng lực mĩ thuật).
- Kể được một số loại nông sản quen thuộc và mô tả được đặc điểm về hình khởi. màu sắc, bề mặt... của các loại nông sản đó. Bước đầu tìm hiểu tác giả và vẻ đẹp của tác phẩm mĩ thuật về để tài nông sản.
- Tạo được sản phẩm nông sản có hình dạng, màu sắc... theo ý thích và trao đổi, chia sẻ trong thực hành, sáng tạo sản phẩm.
- Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm và trao đổi, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
- Phẩm chất
Bồi dưỡng lòng yêu nước, đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm thông qua một số biểu hiện như:
- Có ý thức chuẩn bị đồ dùng, họa phẩm để thực hành sáng tạo sản phẩm.
- Tìm hiểu về đặc điểm, công dụng...của một số loại nông sản yêu thích.
- Tôn trọng sản phẩm sáng tạo của bạn bè và người khác.
- Giữ vệ sinh trong và sau khi thực hành, sáng tạo.
- Yêu lao động.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- SHS, SGV Mĩ thuật 4.
- Một số tư liệu, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật về nông sản.
- Máy tính, máy chiếu.
- Đối với học sinh
- SHS Mĩ thuật 4.
- Đồ dùng học tập: giấy vẽ, bút chì, bút màu, giấy thủ công, giấy báo,…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV tổ chức HS trò chơi “ Qủa gì củ gì?” - GV hướng dẫn HS tham gia theo đường link sau: https://quizizz.com/join?gc=408667&source=liveDashboard - GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động, tổng hợp kiến thức. - GV dẫn dắt vào bài học: Các em vừa tham gia trò chơi “Qủa gì củ gì?”. Các em cùng đi vào bài học hôm nay Bài 13: Nông sản quê em. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Kể được một số loại nông sản quen thuộc và mô tả được đặc điểm về hình khởi màu sắc, bề mặt... của các loại nông sản đó. - Bước đầu tìm hiểu tác giả và vẻ đẹp của tác phẩm mĩ thuật về đề tài nông sản. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát, thảo luận và cho biết: + Tên mỗi loại nông sản, + Mỗi loại nông sản có hình dạng giống với khối cơ bản nào? + Màu sắc đặc trưng của mỗi loại nông sản. + Quả nào có bề mặt nhẵn, mịn, thô ráp? + Quê hương em có những loại nông sản nào nổi tiếng? + Những loại nông sản nào xuất hiện trong bức tranh “Hoa trái quê hương" của hoạ sĩ Lê Thị Kim Bạch". Những nông sản này có nhiều ở vùng nào? - GV mời một số HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, tổng hợp kiến thức + Các loại nông sản: măng cụt, ổi, na, chuối, bí ngô, lúa, chôm chôm, ngô. + Hình cầu: mãng cầu, ổi, na, bí ngô, chôm chôm. + Hình trụ: chuối, ngô. + Hình ovan: cây lúa. + Măng cụt có vỏ tím đậm, ổi có vỏ xanh, na có mắt màu xanh, chuối xanh có màu xanh khi chín ngả vàng, bí ngô có màu vàng cam, lúa non màu xanh khi chín màu vàng, chôm chôm màu đỏ, ngô màu vàng. + Qủa có bề mặt nhẵn, mịn là: măng cụt, ổi, bí ngô, lúa, ngô, chuối. + Qủa có bề mặt thô ráp: na, chôm chôm. + Những loại nông sản nào xuất hiện trong bức tranh “Hoa trái quê hương" của hoạ sĩ Lê Thị Kim Bạch" là măng cụt, chôm chôm, bòn bon, vú sữa, thanh trà. Các loại quả này có nhiều có nhiều ở vùng Nam Bộ. - GV đánh giá nội dung chia sẻ, trả lời, bổ sung của HS; giới thiệu vài nét về tác phẩm Hoa trải quê hương và hoạ sĩ Lê Thị Kim Bạch. + Năm 1967, Lê Thị Kim Bạch tốt nghiệp khoa Sơn dầu, Trường Đại học Mỹ thuật Quốc gia Kiev (Ukraine). + Sau đó, bà trở về Việt Nam trở thành giảng viên và Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp (khoa Cơ bản). + Tranh của bà mang nét về dung dị mà thanh thoát, hồn hậu mà sắc sảo, uyển chuyển mà mạnh mẽ. Từ năm 1990 đến 1999 bà là Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Hội Mỹ thuật Việt Nam. + Bức tranh Hoa trái quê hương được bà sáng tác trên chất liệu lụa, thể hiện hình ảnh những loại trái cây phổ biến của miền Nam nơi bà sinh ra. + Bức tranh đã được Bộ Thông tin và Truyền thông sử dụng để phát hành bộ tem “Tranh lụa Việt Nam", - GV tóm tắt nội dung quan sát, tổng hợp kiến thức hình dạng (khối nào), màu sắc, đường nét, bề mặt, của mỗi loại nông sản. - GV có thể giới thiệu rõ hơn về mỗi loại nông sản thường có nhiều ở nơi nào, công dụng của chúng và liên hệ với nông sản địa phương. - GV giới thiệu thêm một số loại nông sản đặc trưng ở một số vùng miền và tác dụng của chúng đối với sức khỏe con người, phát triển kinh tế cho người nông dân quê hương, đất nước.
Nhãn lồng (Hưng Yên) Vải Thiều (Bắc Giang)
Nho (Ninh Thuận ) Thanh Long (Quảng trị)
Sầu riêng Dừa sáp (Trà Vinh) - GV tóm tắt nội dung quan sát, sử dụng câu kết luận (trang 66 SGK): Có nhiều loại nông sản khác nhau. Qua sản phẩm mĩ thuật, em có thể giới thiệu, quảng bá về nông sản quê hương. Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Nắm được cách tạo kho hình ảnh và cách tạo sản phẩm mĩ thuật đề tài nông sản. b. Cách tiến hành Nhiệm vụ 1. Hướng dẫn HS thực hành - GV tổ chức cho HS tạo kho nông sản quê em. - GV sử dụng hình minh họa và yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi: + Có những loại nông sản nào xuất hiện trong hình minh họa? + Các loại nông sản trong hình minh họa được thể hiện bằng chất liệu nào? + Màu sắc của mỗi loại nông sản ở sản phẩm. + Kho hình ảnh cần nhiều hay ít các sản phẩm nhỏ? + Em nhận ra các sản phẩm được tạo nên bằng hình thức thực hành nào? - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án: + Các loại nông sản có trong tranh là dứa. Ngô, lúa, roi, măng cụt, cà tím, khoai, dừa, chuối, cà chua. + Kho hình ảnh có thể được tạo nên từ việc vẽ. + Màu sắc mỗi loại nông sản có sự hài hòa, đúng với màu sắc của các loại quả trong thực tế. + Kho hình ảnh cần nhiều các sản phẩm nhỏ. - GV hướng dẫn HS tạo bộ sưu tập hình ảnh nông sản quê em. - GV sử dụng hình minh hoạ (trang 67 SGK) và yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi. + Em cần chuẩn bị đồ dùng, vật liệu nào để thực hành + Em hãy nêu cách tạo bộ sưu tập hình ảnh về nông sản. - GV mời 2 -3 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, chốt đáp án: + Vật dụng, vật liệu cần chuẩn bị là: bìa cứng, giấy trắng, kho hình ảnh nông sản, kéo, keo dán + Cách tạo bộ sưu tập hình ảnh về nông sản: ● Bước 1: dùng keo dán cạnh của các tờ giấy lại với nhau tạo thành 1 dải liên tiếp. Dán hai đầu dải giấy leê 2 tấm bìa cứng. ● Bước 2: dán hình ảnh nông sản vào các mặt giấy, trang trí và hoàn thiện sản phẩm. - GV nhận xét, đánh giá nội dung trả lời, chia sẻ, bổ sung câu trả lời của HS và tổng hợp kiến thức (hình dạng của nông sản, màu sắc, độ đậm nhạt, kích thước của nông sản và sắp xếp vị trí phù hợp trên khổ giấy,...) - GV hướng dẫn thực hành (có thể thị phạm trực tiếp hoặc trình chiếu các bước tạo sản phẩm giúp HS khắc sâu kiến thức). - GV có thể hướng dẫn HS cách tạo một sản phẩm có một hoặc nhiều loại nông sản và vận dụng các bước: vẽ hình bằng nét về màu. Kích thước giấy cho sản phẩm nhỏ bằng 1/4 tờ giấy A4; có thể dùng giấy bìa màu, tên dụng giấy một mặt... - GV giới thiệu thêm một số hình ảnh sản phẩm ở mục Một số sản phẩm tham khảo (trang 68 SGK) kết hợp hình ảnh trong Vở thực hành hoặc sản phẩm thật trong đời sống; giúp HS thấy được sự đa dạng, phong phú của các loại nông sản. - GV nên sưu tầm và giới thiệu thêm sản phẩm được tạo nên bằng cách cắt, xe. dẫn, in hoặc nặn.
Nhiệm vụ 2. Tổ chức học sinh thực hành, sáng tạo - GV sắp xếp HS ngồi theo nhóm và giao nhiệm vụ cả nhân/nhóm: Em hãy tạo sản phẩm mĩ thuật về đề tài nông sản quê em - GV hướng dẫn HS nhiệm vụ ở mỗi tiết: + Tiết I: Vẽ hoặc xé, cắt, dán tạo kho sản phẩm của cá nhân về hình ảnh nông sản theo ý thích. + Tiết 2: Tạo bộ sưu tập hình ảnh nông sản của cá nhân/nhóm. + GV yêu cầu HS quan sát, trao đổi với bạn trong nhóm/bên cạnh ý tưởng của mình và hỏi bạn/ trao đổi về sản phẩm nhóm. (Ví dụ: Chọn nông sản nào để mô phỏng, hình thức thực hành vẽ hay xé, cắt dán,...? Sản phẩm có màu nào? Tên bộ sưu tập hình ảnh nông sản là gì?) - GV lưu ý HS: + Khi tạo kho hình ảnh (về, cắt, xé, dán), cần bám sát đặc điểm về hình dạng. màu sắc.... của từng loại nông sản, chú ý sự cân đối, hài hoà về tỉ lệ, hình dạng và các bộ phận của nông sản (cuống, thân, lá,...). Nếu tạo sản phẩm nhóm, GV cần lưu ý HS hạn chế sự trùng nhau về một loại nông sản giữa cả nhóm. + Khi tạo bộ sưu tập: Phần bia và nền (bước 1, 2) phải có kích thước lớn hơn kích thước của sản phẩm đã tạo ở kho hình ảnh; chú ý màu sắc giữa các hình nông sản trên bộ sưu tập (cá nhân nhóm). - GV theo dõi, quan sát, hỗ trợ HS thực hành tạo sản phẩm khi cần thiết. - Nếu HS không có giấy trắng, bút màu, GV có thể gợi ý HS sử dụng chất liệu vật liệu hình thức về, xé dán giấy để thể hiện sản phẩm nhỏ trong kho hình ảnh. - GV có thể sưu tầm và giới thiệu thêm một số sản phẩm đơn lẻ, sản phẩm bộ sưu tập hoặc tranh truyện về nông sản.
- GV gợi ý HS (cá nhân/nhóm) có thể tạo kho hình ảnh, tạo bộ sưu tập theo chủ đề như: trái cây/rau, củ, quả miền Nam, miền Trung, miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng Bắc Bộ, Tây Nguyên; chủ đề lúa, ngô, khoai,... - Nếu tổ chức HS tạo sản phẩm nhóm, GV cần hướng dẫn HS thảo luận (chọn loại nông sản, phân công thành viên tạo kho hình ảnh của nhóm, tạo phần nền cho bộ sưu tập, sắp xếp các sản phẩm đơn lẻ vào bộ sưu tập....). GV gợi ý HS quan sát mục Một số sản phẩm tham khảo (trang 68 SGK) để có thêm ý tưởng thực hành. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP CẢM NHẬN – CHIA SẺ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giới thiệu, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm, đặt tên cho sản phẩm. - GV yêu cầu HS quan sát các sản phẩm đang trưng bày, trao đổi, giới thiệu, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình nhóm bạn. - GV gợi ý số câu hỏi để HS chia sẻ: + Bộ sưu tập của nhóm em có tên là gì? + Những hại nông sản nào được giới thiệu trong bộ sưu tập của nhóm em? + Nêu cách tạo kho hình ảnh, cách tạo bỏ sinh tập. + Em thích hình ảnh, chi tiết nào trong bộ sưu tập của nhóm mình/nhóm bạn? - GV mời cá nhân/ nhóm lên chia sẻ, các HS theo dõi, nhận xét đánh giá, bổ sung phần trình bày của nhóm bạn. - GV có thể gợi mở HS chia sẻ thêm cách trưng bày sản phẩm cá - nhân/nhóm. - GV tóm tắt, nhận xét, đánh giá nội dung trao đổi, chia sẻ.... và kết quả thực hành, thảo luận của HS. - GV khuyến khích HS chia sẻ thêm cách trưng bày sản phẩm. - GV gợi mở HS giới thiệu những loại nông sản nổi tiếng của quê hương mình, chia sẻ những hiểu biết về vùng miền chuyên trồng lúa, cây ăn trái trên đất nước Việt Nam... và những lợi ích của nông sản trong cuộc sống của con người. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đưa ra được ý tưởng vận dụng sản phẩm Bộ sưu tập hình ảnh nông sản quê em cho học tập và đời sống. b. Cách tiến hành - GV đưa ra các câu hỏi gợi mở, kích thích HS chia sẻ ý tưởng vận dụng sản phẩm vào trong học tập, trong cuộc sống: - GV đưa ra câu hỏi gợi mở: + Em sẽ sử dụng sản phẩm của nhóm mình vào trong những việc gì dịp nào? + Em có thể sáng tạo thêm bộ sưu tập hình ảnh nông sản nào khác? - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV có thể gợi ý thêm ý tưởng cho HS, động viên HS làm bài và tổng kết hoạt động. - GV nhận xét, đánh giá, tổng kết tiết học, bài học. - GV giới thiệu thêm một số sản phẩm bộ sưu tập giúp HS thấy được sự phong phú, đa dạng trong sáng tạo sản phẩm. - GV chia sẻ cho HS thêm một số hình ảnh vẽ bộ sưu tập hình ảnh nông sản khác nhau hoặc cách sử dụng bộ sưu tập vào trang trí góc học tập, đồ dùng học tập các môn khoa học....
* CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Quan sát, tìm hiểu thêm các tranh ảnh đề tài về nông sản. + Chia sẻ cảm xúc sau khi hoàn thành sản phẩm với người thân, bạn bè. + Đọc trước nội dung tiết sau: Bài 15 – Cảnh đẹp quê hương Việt Nam (SHS tr.69). |
- HS trật tự lắng nghe.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát.
- HS quan sát.
- HS quan sát, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lưu ý.
- HS thực hiện.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS thảo luận.
- HS trưng bày.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, tha, khảo.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS ghi nhớ, thực hiện.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 4 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 4 chân trời sáng tạo