Soạn giáo án Mĩ thuật 4 cánh diều Bài 5: Trang trí vải hoa

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Mĩ thuật 4 Bài 5: Trang trí vải hoa - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 3: HỌA TIẾT VÀ TRANG PHỤC

BÀI 5: TRANG TRÍ VẢI HOA

(2 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết sắp xếp chấm, nét để tạo mật độ khác nhau và vận dụng vào thực hành, trang trí vải hoa theo ý thích.
  • Trưng bày, giới thiệu, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực đặc thù như: ngôn ngữ, khoa học, tính toán… thông qua: trao đổi, chia sẻ.
  • Tìm hiểu vẻ đẹp của vải hoa, trang phục ở quê hương và một số dân tộc ít người ở Việt Nam.
  • Biết xác định vị trí tạo chấm, nét để tạo mật độ dày thưa theo ý thích.

Năng lực đặc thù (năng lực mĩ thuật).

  • Nhận biết được các chấm, nét trang trí dày, thưa trên trang phục; bước đầu tìm hiểu vẻ đẹp của trang phục một số dân tộc ít người ở Việt Nam; biết sáng tạo mẫu vải hoa bằng cách vẽ, in.
  • Sáng tạo được mẫu vải hoa có trang trí chấm, nét dày, thưa theo ý thích và trao đổi, chia sẻ trong thực hành.
  • Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm (mật độ của chấm, nét; màu nóng, màu lạnh,…) và trao đổi, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
  1. Phẩm chất

Bồi dưỡng lòng yêu nước, đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm thông qua một số biểu hiện như:

  • Có ý thức giữ gìn, phát huy nét đẹp của trang phục dân tộc
  • Có ý thức chuẩn bị đồ dùng, họa phẩm...để thực hành.
  • Tôn trọng sự khác nhau về trang trí trên trang phục của các dân tộc và sự sáng tạo của bạn bè.
  • Giữ vệ sinh trong và sau khi thực hành, sáng tạo.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Mĩ thuật 4.
  • Một số tư liệu, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật có chấm, nét và các hình ảnh trang phục dân tộc.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Mĩ thuật 4.
  • Đồ dùng học tập: giấy vẽ, bút chì, bút màu, giấy thủ công, giấy báo,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS trò chơi “Nhà thiết kế mẫu vải tài ba”

+ GV chia lớp thành 3 đội và chuẩn bị một số tờ giấy màu, một số họa tiết đã cắt sẵn (các hình đơn giản như: con vật, hoa lá, hình cơ bản, chấm/nét,...).

+ Nhiệm vụ của các đội: Sắp xếp và dán họa tiết lên giấy màu, đội nào dán chính xác và nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.

- GV nhận xét, tổng hợp kết quả: Số lượng các họa tiết, tạo bố cục cân đối trên tờ giấy (sắp xếp nhắc lại, đối xứng,...).

- GV dẫn dắt vào bài học: Ngoài cách trang trí bằng các họa tiết hay hình vẽ ra chúng ta có vẽ các nét, chấm tùy theo mật độ thưa hay dày để trang trí. Sau đây chúng ta sẽ đến với Bài 4: Trang trí vải hoa.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Nắm được cách sáng tạo mẫu vải hoa có chấm, nét sắp xếp (nhiều – ít, dày – thưa) khác nhau bằng cách vẽ, in.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu hình ảnh sản phẩm thời trang yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi.

+ Ở mỗi hình ảnh, sản phẩm thời trang, chỗ nào có nhiều chấm , nét; chỗ nào có ít chấm, nét.

+ Có những hình họa tiết nào được tạo nên từ các chấm, nét ở mỗi sản phẩm thời trang?

- GV mời một số HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+  Các chấm nét ở mỗi hình như sau:

●       Hình 1: Các chấm nét bao trùm lên toàn bộ bề mặt sản phẩm.

●       Hình 2: Các chấm nét xuất hiện chủ yếu ở chân váy, cổ áo và tà áo.

●       Hình 3: Các chấm nét phủ kín bề mặt của chiếc túi.

+ Các hình được tạo nên từ chấm nét rất đa dạng, phong phú như: đoạn gấp khúc, bông hoa, chiếc lá, núi, dòng sông,...

- GV giới thiệu đôi nét về dân tộc ít người ở Việt Nam:

+ Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít, chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dân số cả nước, đa số các dân tộc thiểu số đều tập trung sinh sống ở những khu vực giáp biên giới, vùng sâu vùng xa.

+ Tuy  phần trăm chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng các dân tộc thiểu số lại là những người lưu giữ bản sắc dân tộc truyền thống độc đáo nhất.

- GV giải thích cho HS từ “mật độ” là từ dùng để thể hiện số lượng của một vật thể nào đó trong một không gian, đơn vị đo nhất định (nhiều – ít, dày – thưa).

- GV giới thiệu thêm hình ảnh, cách sắp xếp thêm chấm nét dày, thưa trên trang phục (khăn, mũ, túi, quần áo, váy, yếm...) của một số dân tộc ít người ở quê hương và một số vùng miền khác.

  

  Trang phục dân tộc Thái           Trang phục dân tộc Dao

- GV bồi dưỡng HS lòng tự hào về quê hương, ý thức giữ gìn, phát huy nét đẹp của trang phục trong đời sống.

Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Sáng tạo được mẫu vải hoa có các chấm, nét sắp xếp (ít – nhiều, dày – thưa) theo các thực hành yêu thích.

- Tạo được sản phẩm hoa theo ý thích từ các vật liệu khác nhau.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1. Hướng dẫn HS thực hành

- GV tổ chức cho HS quan sát hình minh họa và cho biết:

+ Em cần chuẩn bị đồ dùng, vật liệu nào để vè, in sáng tạo mẫu vải hoa?

+ Em hãy chỉ ra vị trí có nhiều, ít chấm, nét trên mỗi sản phẩm vẽ và in.

+ Trên mỗi sản phẩm có những kiểu nét nào (thẳng, con, gấp khúc,...)?

+ Em hãy chỉ ra họa tiết trên mỗi sản phẩm giống hình ảnh nào?

+ Em hãy nêu các bước thực hành, sáng tạo mẫu vải hoa bằng cách vẽ và in.

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án:

+ Những đồ dùng cần thiết bao gồm giấy, bút màu, bút chì, màu nước, bông tăm,....

+ Vị trí các chấm và nét trên các sản phẩm như sau:

●       Sản phẩm 1: Các nét tạo ra họa tiết đối xứng nhau phủ kín bề mặt.

●       Sản phẩm 2: Các nét dọc theo 2 nửa của tờ giấy, không phủ kín tờ giấy.

+ Trên bề mặt của cả 2 mẫu có nét thẳng, nét cong, gấp khúc,...

+ Họa tiết trên mỗi sản phẩm có hình:

●       Sản phẩm 1:  Có hình giống như lá cây, mặt trời, dòng sông.

●       Sản phẩm 2: Có hình giống như bông hoa và dòng sông.

+ Các bước thực hành, sáng tạo mẫu vải hoa bằng cách vẽ và in:

●       Bước 1: chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết.

●       Bước 2: lên ý tưởng và phác họa mẫu thiết kế lên giấy.

●       Bước 3: sử dụng màu và tăm bông hay các dụng cụ khác để tiến hành thiết kế.

- GV hướng dẫn HS thực hành mỗi cách hoặc một số thao tác, kĩ năng như: vẽ hình mảng to, nhỏ để tạo bố cục chung, vẽ thêm nét, thêm chấm nhiều, ít vào hình mảng; tạo khuôn in có nét, chấm, vẽ màu gọn lên khuôn in và in tạo hình mảng, cách in tạo độ đậm của màu trên giấy.

- GV hướng dẫn HS dùng bút màu/bông tăm chấm/ vẽ thêm chi tiết,...

- GV hướng dẫn HS quan sát, nhận ra các họa tiết, đường nét,...trang trí trên một số đồ dùng (áo, quần, khăn, mũ, ba lô, hộp bút, bảng biểu trong lớp...) để thực hành.

- GV giới thiệu thêm một số mẫu vải hoa được sáng tạo bằng cách cắt, dán.

 

Vải hoa trang trí bằng cắt dán

Vải hoa trang trí bằng cắt dán

Nhiệm vụ 2. Tổ chức học sinh thực hành, sáng tạo

- GV sắp xếp HS ngồi theo nhóm và giao nhiệm vụ:

+ Thực hành: Sáng tạo mẫu vải hoa bằng cách in hoặc vẽ.

+ Trao đổi, chia sẻ với bạn về ý tưởng thực hành của mình như: hình ảnh thể hiện, màu sắc, cách trang trí,...

+ Tìm hiểu ý tưởng thực hành của bạn như: cách lựa chọn họa tiết, sử dụng sản phẩm vào đời sống, thêm hình ảnh...

- GV nhắc nhở HS có thể vẽ và in hoặc cắt, dán, vẽ kết hợp cắt, dán, in,...để tạo mẫu vải hoa.

- GV gợi mở HS mẫu vải hoa có thể dùng may quần áo, chăn, gối, khăn, mũ,...hoặc mẫu vải hoa dành cho trẻ em, người lớn, thanh niên...để trang trí họa tiết phù hợp hơn.

- GV khuyến khích HS thực hành bằng cắt, dán hoặc kết hợp vẽ và cắt, dán, in...và sắp xếp các chấm, nét lặp lại tạo nhịp điệu trên sản phẩm.

- GV trình chiếu một số tác phẩm để HS tham khảo.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

CẢM NHẬN – CHIA SẺ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giới thiệu được mẫu vải hoa: hoạ tiết, các chấm, nét sắp xếp (nhiều - ít, dày - thưa) trên sản phẩm và chia sẻ được cảm nhận.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm và quan sát, trả lời câu hỏi:

+ Em hãy chỉ ra chấm, nét được sắp xếp (nhiều — ít, dày – thưa) như thế nào trên mẫu vải hoa của mình/của nhóm.

+ Các chấm, nét sắp xếp tạo hình hoạ tiết nào trên sản phẩm của em/của bạn k nhóm bạn?

+ Mẫu vải hoa của em có thể dùng để làm gì (may trang phục, khăn quàng cổ, khăn trải bàn,...)?

+ Em thích mẫu vải hoa của bạn nào/nhóm nào? Vì sao?

+ Sản phẩm mẫu vải hoa của nhóm em được sáng tạo bằng cách nào?

+ Em hãy giới thiệu màu nóng/màu lạnh có ở sản phẩm mẫu vải hoa của mình/ của nhóm.

- GV mời HS trả lời, chia sẻ; HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành, hoạt động trao đổi, chia sẻ, bổ sung của HS.

- GV có thể hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm theo hình thức thực hành hoặc theo nhóm,... và đặt tên cho nhóm sản phẩm: Cửa hàng vải hoa, Cửa hàng giới thiệu sản phẩm,...

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm hiểu thêm ý tưởng sáng tạo mẫu vải hoa. 

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh và yêu cầu:

+ Em nhận ra hoạ tiết trang trí trên mỗi mẫu vải hoa giống hình ảnh nào?

+ Các hoạ tiết, màu sắc được sắp xếp nhắc lại hay xen kẽ, đối xứng, nhịp điệu,... trên mỗi sản phẩm?

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án

+ Sản phẩm của Thu Trang các họa tiết giống hình chú chim.

+ Sản phẩm của Khả Ngân các chi tiết giống hình chú mực và bạch tuộc.

+ Các hoạ tiết, màu sắc được sắp xếp nhắc lại hay xen kẽ, đối xứng, nhịp điệu,... trên mỗi sản phẩm.

- GV mở rộng kiến thức cho HS: GV gợi mở HS có thể sử dụng mẫu vải hoa để trang trí làm đẹp cho đồ dùng cá nhân hoặc một số vị trí trong gia đình như: cánh cửa, bức tường, ô cửa sổ,...

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn luyện về các vật liệu khác nhau tạo ra sản phẩm về trang trí vải hoa.

+ Chia sẻ cảm xúc sau khi hoàn thành sản phẩm với người thân, bạn bè.

+ Đọc trước nội dung tiết sau: Bài 6 – Trang phục lễ hội (SHS tr.26).

 

 

 

 

- HS tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe GV phổ biến.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh/tác phẩm.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát, lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe, quan sát.

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hành.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS quan sát, tiếp thu.

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hành theo nhóm.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trưng bày sản phẩm của mình và các bạn để giới thiệu, chia sẻ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS trưng bày các sản phẩm và chia sẻ cảm nhận.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, quan sát và thực hiện yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS ghi nhớ, thực hiện.

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Mĩ thuật 4 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Mĩ thuật 4 cánh diều Bài 5 Trang trí vải hoa, Tải giáo án trọn bộ Mĩ thuật 4 cánh diều , Giáo án word Mĩ thuật 4 cánh diều Bài 5 Trang trí vải hoa

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác