Soạn giáo án KHTN 7 kết nối tri thức Bài 26. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án KHTN 7 Bài 26. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 26. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÔ HẤP TẾ BÀO
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học, HS sẽ:
- Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào.
- Vận dụng hiểu biết về hô hấp tế bào để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (ví dụ: bảo quản hạt cần phơi khô,…)
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào.
· Giao tiếp và hợp tác:có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
· Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào và vận dụng những hiểu biết về hô hấp tế bào vào thực tiễn.
- Năng lực về sinh học:
· Năng lực nhận thức:Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào.
· Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát và nêu được đặc điểm các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
· Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:Vận dụng những kiến thức đã học về hô hấp tế bào vào thực tiễn.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
· SGK, SGV, Giáo án.
· Tranh ảnh, hình ảnh các nông sản bị hỏng do không được bảo quản đúng cách.
· Ảnh minh họa các biện pháp bảo quản nông sản.
· Máy tính, máy chiếu (nếu có).
· Phiếu học tập theo mẫu:
PHIẾU HỌC TẬP | ||
Nhóm nông sản | Biện pháp bảo quản | Lí do chọn biện pháp |
Rau xanh, quả |
|
|
Củ |
|
|
Hạt |
|
|
2. Đối với học sinh:
· Sách giáo khoa, SBT
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Khơi gợi sự tò mò của HS về bài học mới.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ, đặt câu hỏi, HS thảo luận, trả lời.
c. Sản phẩm học tập: HS giải thích được về hiện tượng rau, củ, quả, bảo quản không đúng cách thì rất nhanh bị hỏng.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: Rau, củ, quả không bảo quản đúng cách sẽ rất nhanh bị hỏng. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tưởng rau, củ, quả bị hỏng như vậy? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hiện tượng đó? Làm cách nào để bảo quản rau, củ, quả được lâu?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem video, tiếp nhận câu hỏi, thảo luận đưa ra ý kiến.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV gọi 2 – 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình. HS có thể đưa ra những câu trả lời khác nhau. Từ đó để GV dẫn dắt vào bài học.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá và bổ sung ý cho bạn (nếu có).
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV ghi nhận câu trả lời của HS, nhận xét, đánh giá.
- Gv dẫn dắt vào bài học mới: Vậy để tìm hiểu xem nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng rau, củ, quả nhanh hỏng và cách bảo quản thế nào để bảo quản được lâu hơn, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay – Bài 26. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
a. Mục tiêu: HS tìm hiểu một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I – SGK tr.113, 114 và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập:Câu trả lời của HS về các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào.
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ - GV chiếu tranh ảnh minh họa để so sánh các loại nông sản được bảo quản ở các điều kiện khác nhau: Rau, hoa quả để trong túi nylon và bảo quản trong tủ lạnh sẽ lâu hỏng hơn. Rau và quả để ngoài không khí sẽ nhanh úa lá và thối hỏng. Củ hành, củ tỏi phơi khô ít bị mọc mầm. Củ hành, củ tỏi không phơi khô dễ bị thối hoặc mọc mầm. - Sau khi quan sát các hình ảnh trên, GV đặt câu hỏi: Em hãy dự đoán xem có những điều kiện ngoại cảnh nào ảnh hưởng đến hô hấp tế bào? - GV chia lớp thành thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục I – SGK tr.113, 114 và thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1: Nước ảnh hưởng như thế nào đến hô hấp tế bào? Từ kết quả thí nghiệm trong bảng 26.1, em hãy nhận xét về mối liên quan giữa hàm lượng nước và cường độ hô hấp của hạt. + Nhóm 2: Nồng độ khí oxygen sẽ ảnh hưởng tới hô hấp tế bào ra sao? Vì sao trong trồng trọt, người ta thường làm đất tơi xốp trước khi gieo trồng và tháo nước khi cây bị ngập úng? + Nhóm 3: Hô hấp tế bào sẽ bị nồng độ khí carbon dioxide ảnh hưởng như thế nào? Vì sao không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ kín? + Nhóm 4: Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào tới hô hấp tế bào? Có phải tất cả các loại nông sản đều chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố trên không? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục I – SGK tr.113, 114 và trả lời câu hỏi. - GV trình bày, hướng dẫn HS lần lượt khám phá nội dung bài học. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS đứng dậy trình bày câu trả lời. - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung câu trả lời Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Tìm hiểu một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào 1. Nước - Nước là dung môi và môi trường cho các phản ứng hô hấp xảy ra. → Nước là yếu tố liên quan trực tiếp đến hô hấp tế bào. - Hàm lượng nước trong hạt ảnh hưởng đến cường độ hô hấp của hạt: + Hàm lượng nước tăng → cường độ hô hấp tăng. + Hàm lượng nước giảm → cường độ hô hấp giảm. - Giải thích: vì nước trong hạt là dung môi cho các phản ứng xảy ra, hoạt hóa các enzyme thực hiện hô hấp. 2. Nồng độ oxygen - Oxygen là nguyên liệu của hô hấp tế bào → ảnh hưởng trực tiếp đến hô hấp. - Ở thực vật, nồng độ oxygen < 5% → cường độ hô hấp giảm. - Trong trồng trọt, người ta thường làm đất tơi xốp trước khi gieo hạt và tháo nước để tránh ngập úng giúp đất trồng được thoáng khí, cung cấp O2, tạo điều kiện thuận lợi cho rễ cây hô hấp. 3. Nồng độ khí carbon dioxide - Nồng độ khí CO2 từ 3% - 5% → gây ức chế hô hấp. - Ở người và động vật, nồng độ khí CO2 trong máu cao → CO2 cạnh tranh với O2 để liên kết với các tế bào hồng cầu → cơ thể thiếu O2 → nguy hiểm đến tính mạng. - Không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng kín vì ban đêm hoa hoặc cây xanh hô hấp mạnh sẽ lấy O2 trong không khí và thải rất nhiều CO2. Nếu đóng kín cửa phòng thì không khí trong phòng sẽ thiếu O2 và rất nhiều CO2 nên người trong phòng thiếu dưỡng khí, dễ bị ngạt, có thể nguy hiểm tới tính mạng. 4. Nhiệt độ - Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến hô hấp tế bào. - Ở người, khi nhiệt độ cơ thể >40oC → hô hấp tế bào gặp khó khăn. - Hầu như tất cả các loại nông sản đều chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố trên. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án KHTN 7 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác