Soạn giáo án KHTN 7 kết nối tri thức Bài 1. Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên (5 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án KHTN 7 Bài 1. Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên (5 tiết) sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 1. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN (5 TIẾT)
I. MỤC TIÊU NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT
1. Năng lực
- Năng lực chung
· Tự chủ và tự học:Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ thuật học tập môn Khoa học tự nhiên.
· Giao tiếp và hợp tác:Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cẩu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
· Giải quyết vấn đề và sáng tạo:Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực riêng
· Trình bày và vận dụng được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên:
+ Phương pháp tìm hiểu tự nhiên;
+ Thực hiện được các kĩ năng tiến trình: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo.
· Sử dụng được một số dụng cụ đo trong môn Khoa học tự nhiên 7.
· Làm được báo cáo, thuyết trình.
2. Phẩm chất
- Trung thực, Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT KHTN 7.
- Các dụng cụ đo lường cơ bản đã học ở lớp 6
- Cổng quang điện, đồng hồ điện tử hiện số và các phụ kiện kèm theo
- Giá đỡ thí nghiệm
- Máy chiếu và màn hình chiếu để chiếu các hình vẽ trong bài.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT KHTN 7.
- Đọc trước bài học trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐẦU ( MỞ ĐẦU)
a, Mục tiêu:Khơi gợi kiến thức cũ, tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài mới.
b, Nội dung:GV nêu vấn đề, HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
c, Sản phẩm:đáp án của HS về phương pháp, kĩ năng để học tốt môn Khoa học tự nhiên.
d, Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV nêu vấn đề:
Các sự vật hiện tượng trong thế giới tự nhiên rất đa dạng và phong phú khiến ta phải đặt ra những câu hỏi tại sao, vì sao. Chẳng hạn, tại sao lá cây xấu hổ tự khép lại khi có vật chạm vào? vì sao vào những ngày trời âm u sắp mưa thì chuồn chuồn bay thấp? hay nguyên nhân nào khiến ta có thể quan sát được cầu vồng?... Học tập môn Khoa học tự nhiên giúp ta giải thích được các hiện tượng tự nhiên đó thông qua việc hình thành và phát triển các năng lực khoa học tự nhiên: nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu thế giới tự nhiên và vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào trong cuộc sống. Vậy, để học tốt môn Khoa học tự nhiên các em cần sử dụng những phương pháp và kĩ năng nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát và chú ý lắng nghe yêu cầu và đưa ra đáp án.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Các HS xung phong phát biểu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận xét:
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài: Để biết chính xác, tìm hiểu thế giới tự nhiên, cần vận dụng phương pháp nào, thực hiện các kĩ năng gì nào? Chúng ta cùng đi tìm hiểu Bài 1. Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS phương pháp tìm hiểu tự nhiên
a) Mục tiêu: Hướng dẫn HS tập làm nhà khoa học, khám phá tự nhiên theo phương pháp tìm hiểu tự nhiên
b) Nội dung: GV giới thiệu phương pháp tìm hiểu tự nhiên, phân tích vai trò mỗi bước trong quy trình, HS thảo luận trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm: Các bước tìm hiểu khoa học tự nhiên, đáp án câu hỏi mục I trong SGK – tr8
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | |||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận cho biết thế nào là phương pháp tìm hiểu tự nhiên? - GV giới thiệu HS sơ đồ phương pháp tìm hiểu tự nhiên - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc ví dụ trong SGK và phân tích vai trò của mỗi bước trong quy trình. - HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi trong SGK theo phiếu học tập số 1. Sắp xếp nội dung các thông tin khi nghiên cứu sự hòa tan của một chất rắn theo các bước của phương pháp tìm hiểu tự nhiên và hoàn thành bảng sau:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức. - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc. - GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | I. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên - Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là cách thức tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, chứng minh được các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học - Phương pháp tìm hiểu tự nhiên gồm 5 bước: · Đề xuất vấn đề cùng tìm hiểu · Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề · Lập kế hoạch kiểm tra dự án · Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự án · Viết báo cáo, thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu. Câu hỏi và thảo luận
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án KHTN 7 kết nối tri thức
Tải giáo án:
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án