Soạn giáo án hoạt động trải nghiệm 7 kết nối tri thức Chủ đề 7 Tuần 26+27+28 - Tiết 2. HĐ giáo dục – Bảo vệ môi trường, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án hoạt động trải nghiệm 7 Tuần 26+27+28 - Tiết 2. HĐ giáo dục – Bảo vệ môi trường, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Tuần 26+27+28 - Tiết 2. HĐ giáo dục – Bảo vệ môi trường, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Tìm hiểu được ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sự sống trên Trái Đất.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Tích cực tự chủ và tự học, biết giải quyết vấn đề gặp phải trong học tập, hợp tác trong quá trình hoạt động nhóm.
- Năng lực riêng: Thực hiện được chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính bằng cách hình thức khác nhau.
3. Phẩm chất: Trách nhiệm, trung thực và nhân ái.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV
· Một số tư liệu về hiệu ứng nhà kính và ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sự sống trên Trái Đất.
· Liên hệ trước với cộng đồng, nơi HS sẽ đến để thực hiện chiến dịch truyền thông.
2. Đối với HS:
· Tìm hiểu các thông tin về hiệu ứng nhà kính và ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sự sống trên Trái Đất qua các kênh khác nhau: sách báo, internet, ti vi, các chuyên gia môi trường,…
· Các phương tiện cần thiết để lập kế hoạch truyền thông và thực hiện chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hào hứng cho HS thông qua hát bài hát về chủ đề môi trường.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS hát bài hát về chủ đề môi trường.
c. Sản phẩm: HS cùng nhau hát theo giai điệu bài hát.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS hát bài hát về chủ đề môi trường mang tên “Chung tay bảo vệ môi trường”: https://www.youtube.com/watch?v=94T0eF4QAoQ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe bài hát và hát cùng nhau.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, dẫn dắt vào hoạt động giáo dục theo chủ đề: Bảo vệ môi trường, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sự sống trên Trái Đất và biện pháp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính
a. Mục tiêu: HS trình bày được ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sự sống trên Trái Đất và biện pháp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.
b. Nội dung: GV tổ chức lớp thực hiện lần lượt các nhiệm vụ, HS thảo luận, trao đổi, đưa ra câu trả lời.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành lần lượt các nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời hợp lí.
d. Cách thức tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm về ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sự sống trên Trái Đất và biện pháp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính dựa trên kết quả tìm hiểu của cá nhân, thu hoạch qua buổi giao lưu với chuyên gia môi trường về hiệu ứng nhà kính và những gợi ý trong SGK. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm và ghi kết quả thảo luận trên giấy A0 hoặc file trình chiếu; có thể thể hiện kết quả dưới dạng văn bản, sơ đồ, tranh ảnh,... hoặc kết hợp nhiều hình thức. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. GV có thể chỉ yêu cầu mỗi nhóm trình bày một khía cạnh ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến khí hậu/ cảnh quan thiên nhiên/ sức khỏe con người. - GV gọi một số HS nêu những điều rút ra được qua phần trình bày của các nhóm. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm và kết luận Hoạt động è Ghi lên bảng. | 1. Tìm hiểu về ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sự sống trên Trái Đất và biện pháp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính - Hiệu ứng nhà kính đã ảnh hưởng rất lớn đến sự sống trên Trái Đất: + Về khí hậu: Gây ra sự nóng lên toàn cầu, hiện tượng thời tiết cực đoan và bất thường, nhiều vùng bị hạn hán kéo dài, trong khi nhiều vùng đất thấp bị lũ lụt, ngập úng, sạt lở,... + Về cảnh thiên nhiên: Làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, diện tích băng ở Bắc quan cực và Nam cực thu hẹp, diện tích rừng bị thu hẹp do cháy rừng tự phát vì nắng nóng, nhiều vùng đất bị nhấn chìm do nước biển dâng, nhiều vùng đất bị xói mòn, sa mạc hoá; một số loài thực, động vật không thích nghi được với điều kiện sống mới đang dần bị biến mất,... + Về sức khoẻ của con người: Hệ miễn dịch của con người bị suy giảm, nhiều loại bệnh mới xuất hiện, một số dịch bệnh bùng phát,... - Biện pháp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính: trồng nhiều cây xanh; tiết kiệm điện năng, nước hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch; tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng; tăng cường sử dụng xe đạp, hạn chế sử dụng ô tô, mô tô, xe máy, nhất là khi những phương tiện này đã quá hạn sử dụng... |
Bình luận