Soạn giáo án hoạt động trải nghiệm 7 kết nối tri thức Chủ đề 2 Tuần 4 - Tiết 2. HĐ giáo dục – Điểm mạnh, điểm hạn chế của tôi (t1)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án hoạt động trải nghiệm 7 Chủ đề 2 Tuần 4 - Tiết 2. HĐ giáo dục – Điểm mạnh, điểm hạn chế của tôi (t1) sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Tuần 4 - Tiết 2. HĐ giáo dục – Điểm mạnh, điểm hạn chế của tôi (t1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nhận diện được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· HS biết tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá các hoạt động học tập.
· HS biết chủ động giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
- Năng lực riêng:
· Xác định được những nét đặc trưng để hành vi và lời nói của bản thân.
3. Phẩm chất:
· Trách nhiệm, trung thực và nhân ái trong học tập.
· Yêu thích môn học, thích khám phá, tìm tòi.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
· Giáo án, SGV
· Giấy A1, bút dạ
· Máy chiếu, máy tính (nếu có)
2. Đối với học sinh:
· SGK hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7
· Bìa màu, bút để chơi trò chơi “Tôi trong mắt bạn bè”
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái cho HS khi chơi trò chơi “Biểu cảm gương mặt”.
b. Nội dung: GV tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi, HS tham gia hào hứng, sôi nổi
c. Sản phẩm: HS thể hiện được các biểu cảm khác nhau trên khuôn mặt
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV lần lượt giơ các biểu cảm khuôn mặt, yêu cầu HS quan sát và làm theo.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát biểu cảm, xác định cảm xúc và thể hiện trên khuôn mặt mình.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào nội dung bài học.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân
a. Mục tiêu: HS chỉ ra được những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS tự nghiên cứu, đưa ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
c. Sản phẩm: HS liệt kê được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ và yêu cầu HS nghiên cứu gợi ý Điểm mạnh và hạn chế của tôi trong sgk. - GV lấy thêm ví dụ minh họa: + Điểm mạnh: Tự tin hát trước đám đông + Điểm yếu: Còn ngủ nướng, đi học muộn… - GV yêu cầu HS xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trên giấy A4. - Sau đó, GV cho HS thảo luận: + Em thấy dễ dàng hay khó khăn khi tự nhận thức về điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong học tập và trong cuộc sống? + Em đã dựa vào đâu để tự đánh giá về điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lần lượt thực hiện các nhiệm vụ được giao - HS đưa ra được các điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận - GV gọi một số HS đứng dậy trình bày. - GV gọi HS khác nêu những điều rút ra được qua phần trình bày, chia sẻ của các bạn về điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện - GV tổng kết các ý kiến và kết luận hoạt động | 1. Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân Ai cũng có những điểm mạnh, điểm hạn chế trong học tập và trong cuộc sống. Xác định được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là việc làm cần thiết của mỗi chúng ta tự hoàn thiện trên cơ sở phát huy điểm mạnh và từng bước khắc phục điểm hạn chế của bản thân. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu nhận xét của các bạn về điểm mạnh, điểm hạ
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác