Soạn giáo án hoạt động trải nghiệm 7 kết nối tri thức Chủ đề 2 Tuần 6 - Tiết 2. HĐ giáo dục – Kiểm soát cảm xúc của bản thân (t1)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án hoạt động trải nghiệm 7 Chủ đề 2 Tuần 6 - Tiết 2. HĐ giáo dục – Kiểm soát cảm xúc của bản thân (t1) sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
******************************
Tuần 6 - Tiết 2. HĐ giáo dục – Kiểm soát cảm xúc của bản thân (t1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
· Nhận ra được khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân
· Biết cách giải tỏa cảm cảm xúc tiêu cực của bản thân
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· HS biết chủ động giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.
· HS biết tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá các hoạt động học tập.
- Năng lực riêng:
· Xác định được biểu hiện biết và không biết kiểm soát cảm xúc
3. Phẩm chất:
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
· Nghiên cứu tài liệu tham khảo về kĩ năng kiểm soát cảm xúc
· Sưu tầm một số câu chuyện có thật về kĩ năng kiểm soát cảm xúc
· Giấy A1, bút dạ để HS ghi kết quả thảo luận
2. Đối với học sinh:
· SGK hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7
· Bút dạ, giấy khổ A1/A2 để HS ghi kết quả thảo luận nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp HS chia sẻ cảm xúc tiêu cực mình đang gặp phải, từ đó GV hiểu thêm về HS hơn.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Hộp cảm xúc”
c. Sản phẩm: HS chia sẻ điều khiến mình cảm thấy không vui.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV có một chiếc hộp giấy, mỗi HS hãy chia sẻ điều mình đang cảm thấy không vui, cảm thấy khó chịu, tức giận về người thân, bạn bè, thầy cô. HS không viết tên, chỉ cần viết điều muốn giãi bày và bỏ vào chiếc hộp của GV.
- GV đặt câu hỏi: Sau khi viết ra điều đó, em cảm thấy thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS viết vào giấy, gấp và bỏ vào hộp
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận
- GV gọi 2 – 3 HS chia sẻ cảm xúc trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện
- GV giữ lại những chia sẻ của HS, đọc những chia sẻ của HS sau tiết học, GV dẫn dắt HS vào bài học.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu biểu hiện của kiểm soát cảm xúc
a. Mục tiêu: HS biết được biểu hiện của kĩ năng kiểm soát cảm xúc.
b. Nội dung: GV cho HS thảo luận theo nhóm, xử lí tình huống sgk.
c. Sản phẩm: Đưa ra quan điểm đối với các nhân vật, xử lí được tình huống.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc trường hợp trong sgk, trang 16 thảo luận nhóm theo các câu hỏi: + Long và Kiên cảm thấy thế nào khi bị nước làm ướt hết tóc và quần áo? + Cách thể hiện cảm xúc của mỗi bạn Long, Kiên trong trường hợp này ra sao? + Em đồng tình với cách thể hiện cảm xúc của bạn nào? Vì sao? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm và ghi kết quả thảo luận vào giấy. - GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV tổ chức thảo luận chung cả lớp - GV gọi một số HS nêu những điều rút ra được qua ý kiến và phần trình bày của các bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện - GV nhận xét chung, kết luận | 1. Tìm hiểu biểu hiện của kiểm soát cảm xúc TL câu hỏi: - Long và Kiên cảm thấy rất tức giận. - Cách thể hiện cảm xúc: + Long: tức giận, chạy lên giằng lấy chiếc ca, vứt mạnh xuống đất. + Kiên: Ngăn bạn Long, nén giận. - Em đồng tình cách thể hiện cảm xúc của bạn Kiên vì đó là cách xử lí bình tĩnh, khiến Minh hối hận về hành động của mình và mâu thuẫn được giải quyết nhanh chóng. Kết luận: - Trong cùng một tình huống cùng chịu sự tác động như nhau nhưng cách thể hiệ cảm xúc của hai bạn Long và Kiên lại rất khác nhau. Cách thể hiện thái độ, cảm xúc của Kiên là biểu hiện của người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc. - Kĩ năng kiểm soát cảm xúc là khả năng của cá nhân nhận biết được cảm xúc của bản thân tại một thời điểm nào đó, biết điều chỉnh cảm xúc và biết thể hiện cảm xúc của bản thân một cách phù hợp với tình huống, hoàn cảnh, đối tượng. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác