Soạn giáo án hoạt động trải nghiệm 7 kết nối tri thức Chủ đề 6 Tuần 23 - Tiết 2. HĐ giáo dục – Tự hào truyền thống quê hương
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án hoạt động trải nghiệm 7 Tuần 23 - Tiết 2. HĐ giáo dục – Tự hào truyền thống quê hương sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Tuần 23 - Tiết 2. HĐ giáo dục – Tự hào truyền thống quê hương
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Giới thiệu được những truyền thống đáng tự hào của quê hương.
- Rèn được kĩ nàng làm việc nhóm, thuyết trình, tổ chức hoạt động.
- Phát huy được tình yêu quê hương đất nước và tinh thần trách nhiệm.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Tích cực tự chủ và tự học, biết giải quyết vấn đề gặp phải trong học tập, hợp tác trong quá trình hoạt động nhóm.
- Năng lực riêng: Thực hiện được kế hoạch hoạt động của cá nhân và linh hoạt điều chỉnh khi cần để đạt được mục tiêu.
3. Phẩm chất: Trách nhiệm, trung thực và nhân ái.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV
· Một số đồ dùng như: giấy A0, giấy nhiều màu, bút màu, hoạ báo hoặc tạp chí cũ, băng dính, bút dạ các màu.
· Một số hình ảnh về truyền thống của Việt Nam ở khắp mọi miền của Tổ quốc.
2. Đối với HS:
· Thông tin về truyền thống tự hào của quê hương định giới thiệu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hào hứng cho HS thông qua trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi, từng bước làm quen bài học.
c. Sản phẩm: HS tham gia trò chơi nhiệt tình.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi: GV chiến các hình ảnh về truyền thông của Việt Nam, ví dụ: ngày hội làng, lễ hội mùa xuân, hình thức tưởng nhớ một vị anh hùng dân tộc, chúc Tết, bữa cơm tất niên, một loại nhac cụ, một làng nghề truyền thppmhs. HS nhìn hình ảnh, đoán tên của các truyền thống. HS nào đoán đúng nhiều hình ảnh sẽ giành chiến thắng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tích cực tham gia trò chơi.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV kiểm tra đáp án, tuyên bố hs dành chiến thắng.
- GV dẫn dắt vào hoạt động giáo dục theo chủ đề: Tự hào truyền thống quê hương
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Chia sẻ về những truyền thống tự hào của địa phương em.
a. Mục tiêu: HS chia sẻ được hiểu biết của bản thân về những truyển thống tự hào của địa phương.
b. Nội dung: GV tổ chức lớp thực hiện lần lượt các nhiệm vụ, HS thảo luận, trao đổi, đưa ra câu trả lời.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành lần lượt các nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời hợp lí.
d. Cách thức tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu HS kể tên những truyền thống tự hào của địa phương và ghi lên bảng những truyền thống mà HS kể. - Phân nhóm HS có cùng hiểu biết, kinh nghiệm về những truyền thống đã được ghi trên bảng để có thể chia sẻ với các thành viên khác trong nhóm. Nội dung chia sẻ theo những gợi ý dưới đây: + Em đã từng tham gia những hoạt động truyền thống nào ở địa phương? + Cảm nhận của em sau khi tham gia các hoạt động đó. - Các nhóm lần lượt lên giới thiệu các truyền thống đáng tự hào của quê hương. - Mời một số HŠ nêu cảm nhận và những điều rút ra được qua phấn giới thiệu của các nhóm. - GV tổng hợp các ý kiến trình bày của HS. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe, chia sẻ và tiến hành hoạt động. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét kết quả và kết luận. | 1. Chia sẻ về những truyền thống tự hào của địa phương em - HS chia sẻ theo hướng dẫn của GV. - Gợi ý một số truyền thống tự hào của địa phương: + Truyền thống chăm chỉ, cần cù, sáng tạo. + Truyền thống lá lành đùm rách. + Truyền thống hiếu học. +… Kết luận: Các truyền thống của quê hương chứa đựng những giá trị tinh thần lớn lao, đó có thể là giá trị đạo đức, giá trị nhân văn của con người khi thể hiện lòng yêu thương, độ lượng và sống có tình nghĩa với nhau, có thể nói lên tính cách của con người như cẩn củ, sáng tạo, hiếu học, tôn sư trọng đạo,...
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác