Soạn giáo án hoạt động trải nghiệm 7 bản 1 chân trời sáng tạo Chủ đề 9 - Tuần 32: HĐGD

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án hoạt động trải nghiệm 7 bản 1 Tuần 32 sách chân trời sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

TUẦN 32 – HĐGD: NHIỆM VỤ 1, 2 CHỦ ĐỀ 9

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

●     HS nhận diện được những phẩm chất và năng lực cần có của người làm nghề tại địa phương, kể tên được năng lực và phẩm chất một số nghề cụ thể.

●     Xác định được đặc điểm chung về phẩm chất và năng lực mà người làm nghề nào cũng cần hình thành, rèn luyện phẩm chất và năng lực.

2. Năng lực:

Năng lực chung:

●     Tự chủ và học tập: vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.

●     Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung ; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

Năng lực riêng:

●     Chỉ ra được công cụ của các ngành nghề, những nguy cơ mất an toàn có thể xảy ra và cách đảm bảo sức khỏe nghề nghiệp.

●     Đánh giá được những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hoạt động.

●     Rèn luyện được một số phẩm chất và năng lực cơ bản của người lao động.

3. Phẩm chất:

●     Nhân ái

●     Trách nhiệm

●     Chăm chỉ

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

●     Sách giáo khoa hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7; giáo án

●     Tranh, ảnh người làm nghề ở địa phương

●     Hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ trong sgk, các nhiệm vụ cần rèn luyện tại nhà để tham gia các hoạt động trên lớp hiệu quả.

2. Đối với học sinh:

●     SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7

●     Thực hiện nhiệm vụ trong SGK, SBT trước khi đến lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS hứng thú với chủ đề, hiểu được sự cần thiết đối với bản thân; chỉ rõ được những việc cần làm trong chủ đề đạt được mục tiêu.

b. Nội dung: GV cho HS chơi trò chơi, giới thiệu ý nghĩa và định hướng nội dung chủ đề.

c. Sản phẩm: HS tham gia trò chơi nhiệt tình, bước đầu nắm được ý nghĩa và nội dung chủ đề.

d. Tổ chức thực hiện:

*Nhiệm vụ 1. Giới thiệu ý nghĩa của chủ đề

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi “Nhìn hành động đoán nghề nghiệp”

- GV phổ biến luật chơi: GV mời một số HS lên bốc thăm tên nghề và diễn tả lại bằng hành động, biểu cảm. Cả lớp cùng chú ý quan sát, suy nghĩ và đoán xem đó là nghề gì. HS nào biết nhanh chóng giơ tay trả lời. HS nào đoán nhanh và đúng nhiều nghề hơn đội đó sẽ chiến thắng.

- GV hỏi đáp nhanh: Vì sao em đoán được nghề đó?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận luật chơi, tham gia trò chơi nhiệt tình, hào hứng.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV thông báo HS dành chiến thắng, tuyên dương trước lớp.

Bước 4. Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu ý nghĩa, sự cần thiết và hấp dẫn của chủ đề: Mỗi nghề có những đặc thù riêng, vì thế mỗi người làm nghề cần có những phẩm chất, năng lực đặc thù để phù hợp với các ngành nghề khác nhau. Trong chủ đề này, chúng ta sẽ được tìm biểu về những phẩm chất và năng lực của người làm nghề ở địa phương, từ đó chỉ ra được các phẩm chất và năng lực của bản thân đã phù hợp hoặc chưa phù hợp với những yêu cầu của một số ngành nghề ở địa phương.

*Nhiệm vụ 2. Định hướng nội dung

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: Thảo luận, quan sát tranh chủ đề, mô tả việc làm của các nhân vật trong tranh.

A person wearing a hard hat

Description automatically generated with low confidenceDiagram

Description automatically generated

- GV yêu cầu HS đọc phần định hướng nội dung.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc cá nhân các nội dung cần thực hiện của chủ đề.

Bước 3, 4. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài mới.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI TRI THỨC

Hoạt động 1. Khám phá một số yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với người làm nghề ở địa phương

a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS nhận diện được những phẩm chất và năng lực cần có của người làm nghề tại địa phương, kể tên được năng lực và phẩm chất của một số nghề cụ thể.

b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ:

●     Xác định những phẩm chất và năng lực cần có của người làm nghề ở địa phương.

●     Tổ chức trò chơi “Thi kể nhanh”.

c. Sản phẩm:

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Xác định những phẩm chất và năng lực cần có của người làm nghề ở địa phương

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu hình ảnh và yêu cầu HS gọi tên các nghề:

A picture containing text

Description automatically generated

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận chỉ ra phẩm chất và năng lực của người làm nghề đó:

●     Nhóm 1. Nghề kế toán

●     Nhóm 2. Nghề bác sĩ

●     Nhóm 3. Nghề bán hàng

●     Nhóm 4. Nghề làm gốm

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động theo nhóm, thảo luận, từng thành viên lần lượt đưa ra ý kiến đóng góp, thống nhất phẩm chất và năng lực cần có của nghề đó.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả lên bảng.

Bước 4. Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết lại những phẩm chất và năng lực cần có của người lao động.

 

*Nhiệm vụ 2. Tổ chức trò chơi “Thi kể nhanh”

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành hai đội và tổ chức trò chơi “Thi kể nhanh”

- GV phổ biến luật chơi: Trong vòng 3 phút, các thành viên trong đội lần lượt viết tên các nghề ở địa phương cùng với những yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nghề đó lên phần bảng của nhóm mình. Mỗi thành viên chỉ viết thông tin của một nghề sau đó chuyển phấn cho thành viên tiếp theo. Đội nào viết được nhiều hơn đội đó sẽ dành chiến thắng.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe luật chơi, chia đội và tham gia chơi trò chơi.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV cùng HS tổng kết phần thi và liệt kê các nghề phổ biến cùng những phẩm chất và năng lực cần có của các nghề ở địa phương.

Bước 4. Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và tổng kết.

1. Khám phá một số yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với người làm nghề ở địa phương

*Những phẩm chất và năng lực cần có của người làm nghề ở địa phương

Gợi ý:

- Kế toán:

+ Phẩm chất: cẩn thận, trung thực, tỉ mỉ

+ Năng lực: tính toán, phân tích, tổng hợp.

- Bán hàng:

+ Phẩm chất: cởi mở, niềm nở, kiên nhẫn

+ Năng lực: giao tiếp, đàm phán, thuyết phục, hiểu biết rõ về sản phẩm, trang trí, bày biện đẹp mắt, hiểu tâm lí khách hàng.

- Bác sĩ:

+ Phẩm chất: Nhân ái, trung thực, trách nhiệm, dũng cảm.

+ Năng lực: khám và điều trị bệnh, xây dựng phác đồ điều trị, có kiến thức về quy trình, quy chuẩn theo yêu cầu của ngành y.

- Thợ làm gốm

+ Phẩm chất: cần cù, chăm chỉ, thận trọng, cẩn thận, tỉ mỉ, kiên nhẫn.

+ Năng lực: sử dụng thành thạo dụng cụ sửa cốt sản phẩm, chọn nguyên liệu phù hợp với sản phẩm, sáng tạo về các mẫu mã sản phẩm, trang trí hoa văn, men lên gốm đẹp mắt.

 

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7 chân trời sáng tạo bản 1

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác