Siêu nhanh giải bài 7 Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Cánh diều

Giải siêu nhanh bài 7 Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Cánh diều. Giải siêu nhanh Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Cánh diều. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Cánh diều phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

  BÀI 7: KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NHÃN

KHỞI ĐỘNG   

Kể tên một giống nhãn mà em biết. Giống nhãn đó có đặc điểm thực vật học như thế nào?

Giải rút gọn:

Đặc điểm của Nhãn lồng Hưng Yên:

+  Nhãn lồng Hưng Yên có đặc điểm nổi bật là quả to, đều, cùi dày, hạt nhỏ, vị ngọt thanh, giòn và được trồng nhiều ở tỉnh Hưng Yên.

I. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC

Câu hỏi: Hãy phân tích đặc điểm thực vật học của cây nhãn.

Giải rút gọn:

- Rễ: Rễ cọc, ăn sâu 3 - 5m. Rễ tập trung ở độ sâu 10 - 15cm.

- Thân và cành: Cây thân gỗ, cao 10 - 12m. Cây ra 2 - 4 đợt cành mới mỗi năm, nhiều cành.

- Lá: Lá xanh quanh năm, tán dày. Lá kép, 6 - 10 lá chét đối xứng, dài 15 - 25cm.

- Hoa: Mọc thành chùm, nhiều nhánh, nhỏ, màu vàng nhạt.

- Quả: Hình cầu, khối lượng 12 - 22g. Vỏ mỏng, dai, màu thay đổi từ xanh vàng (non) sang vàng nâu (chín), có giống vỏ tím nâu khi chín.

Câu hỏi: Quả nhãn được hình thành từ loại hoa nào?

Giải rút gọn:

Quả nhãn được hình thành từ hoa cái và hoa lưỡng tính.

Câu hỏi: Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết được quả nhãn chín?

Giải rút gọn:

Dựa vào màu sắc của quả nhãn để nhận biết quả nhãn chín: quả có màu vàng nâu hoặc màu tím nâu.

II. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH

Câu hỏi: Hãy phân tích những yêu cầu ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây nhãn.

Giải rút gọn:

- Nhiệt độ:

+ Thích hợp: 21 - 27°C

- Ánh sáng:

+ Cần ánh sáng mạnh, chịu được bóng râm.

+ Cây che bóng thường không ra hoa, đậu quả tốt.

- Độ ẩm:

+ Ưa ẩm, chịu kém ngập úng.

+ Lượng mưa thích hợp: 1200 - 1600 mm/năm.

+ Cần nhiều nước khi ra hoa, phát triển quả.

- Đất: Trồng được trên nhiều loại: cát pha, thịt, phù sa.

III. QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NHÃN

Câu hỏi: Hãy nêu tên các bước của quy trình trồng, chăm sóc cây nhãn.

Giải rút gọn:

1. Lựa chọn thời vụ trồng cây.

2. Xác định mật độ trồng cây.

3. Chuẩn bị hố trồng.

4. Trồng cây.

5. Bón phân.

6. Tưới nước.

7. Phòng trừ sâu, bênh.

8. Tỉa cành và tạo tán.

9. Điều khiển ra hoa, đậu quả.

Câu hỏi: Em hãy trình bày các loại sâu, bệnh hại chính trên cây nhãn và cách phòng trừ.

Giải rút gọn:

- Sâu bướm nhãn:

+ Đặc điểm: Ấu trùng ăn lá, hoa, quả.

+ Cách phòng trừ:  Thuốc trừ sâu, bẫy pheromone. Vi khuẩn Bt. Vệ sinh vườn.

- Bệnh đốm đỏ lá: 

+ Đặc điểm: Vết đốm đỏ trên lá, quả, giảm chất lượng, năng suất.

+ Cách phòng trừ: Tránh ướt lá khi tưới. Loại bỏ, tiêu hủy cành lá bệnh. Thuốc chống nấm. Tạo không gian giữa các cây.

Câu hỏi: Ở địa phương em, có những loại sâu, bệnh nào phổ biến trên cây nhãn? Nêu cách phòng trừ.

Giải rút gọn:

- Các loại sâu, bệnh phổ biến trên cây nhãn

+ Rệp sáp

+ Bọ xít

+ Sâu đục

+ Rầy chổng cánh

+ Xén tóc

+ Sâu đục gân lá

+ Bệnh phấn trắng

+ Bệnh cháy lá

+ Bệnh thối bông

+ Đốm mốc xanh, mốc xám

- Để có thể phòng trừ sâu bệnh hại nhãn hiệu quả, có thể áp dụng một số biện pháp như sau: Vệ sinh vườn, trồng cây mật độ vừa phải , sử dụng phân bón hưu cơ, phun thuốc.

Câu hỏi: Nêu các kĩ thuật tỉa cành, tạo tán ở cây nhãn.

Giải rút gọn:

- Kỹ thuật tạo tán nhãn:

+ Cắt ngọn khi cao 60 - 70 cm.

+ Giữ 3 - 4 cành cấp 1 khỏe.

+ Bấm ngọn cành cấp 1 tạo cành cấp 2 (30 - 35 cm).

+ Ngắt hoa năm 1 - 2 để cây phát triển.

+ Sau thu hoạch: cắt tỉa cành tăm, bệnh, trong tán, vượt, sát đất.

Câu hỏi: Em hãy trình bày mục đích của việc tỉa cành và tạo tán ở cây nhãn.

Giải rút gọn:

- Kiểm soát kích thước, hình dáng: Giúp cây gọn gàng, dễ chăm sóc, thu hoạch.

- Tăng sản lượng, chất lượng trái: Tạo điều kiện cho cây quang hợp tốt hơn.

- Loại bỏ cành hỏng, không cần thiết: Ngăn ngừa bệnh tật, nâng cao sức khỏe cây.

- Khuyến khích phát triển cân đối: Tạo cây có hình dáng, cấu trúc lý tưởng.

Câu hỏi: Nêu các kĩ thuật điều khiển sự ra hoa và đậu quả ở cây nhãn.

Giải rút gọn:

Kỹ thuật hạn chế lộc đông nhãn:

- Hóa chất:

+ Phun Ethrel 400 ppm vào tháng 11 - 12 khi lộc dài 5 - 10 cm.

+ Lộc sẽ khô và rụng sau 10 - 15 ngày.

- Khoanh vỏ:

+ Thực hiện vào tháng 12, khi lộc thu thành thục.

+ Khoanh cành cấp 1 hoặc 2, rộng 0.4 - 0.5 cm.

- Tỉa quả:

+ Tỉa bỏ quả để quả to, nhiều cùi.

+ Chỉ để tối đa 30 quả/chùm.

+ Tỉa quả bị sâu bệnh, dị hình khi đường kính 0.5 cm.

Câu hỏi: Những biện pháp kĩ thuật nào cần được áp dụng để thu hoạch được quả nhãn to hơn.

Giải rút gọn:

- Kĩ thuật tỉa cành và tạo tán

- Kĩ thuật tỉa quả


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Cánh diều bài 7, Giải bài 7 Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Cánh diều, Siêu nhanh giải bài 7 Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Cánh diều

Bình luận

Giải bài tập những môn khác