Đáp án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả cánh diều bài 7: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn

Đáp án bài 7: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 7: KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NHÃN

KHỞI ĐỘNG       

Kể tên một giống nhãn mà em biết. Giống nhãn đó có đặc điểm thực vật học như thế nào?

Đáp án chuẩn:

Đặc điểm của Nhãn lồng Hưng Yên:

+  Thân gỗ, tương đối lớn 

+ Lá cây nhãn lồng mỏng nhỏ và cứng hơn lá nhãn ở các nơi khác

+ Quả nhãn lồng thì không quá to, nhưng đều

+ Hạt nhãn lồng thì nhỏ tròn và đen nháy

I. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC

Câu hỏi: Hãy phân tích đặc điểm thực vật học của cây nhãn.

Đáp án chuẩn:

- Rễ: Cây nhãn có rễ cọc ăn sâu xuống đất 

- Thân và cành: Nhãn là cây thân gỗ. 

- Lá: Nhãn có lá xanh quanh năm, tán lá dày..

- Hoa: mọc thành chùm, có nhiều nhánh, kích thước nhỏ, màu vàng nhạt. 

- Quả Vỏ quả mỏng

Câu hỏi: Quả nhãn được hình thành từ loại hoa nào?

Đáp án chuẩn:

hoa cái và hoa lưỡng tính.

Câu hỏi: Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết được quả nhãn chín?

Đáp án chuẩn:

quả có màu vàng nâu hoặc màu tím nâu.

II. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH

Câu hỏi: Hãy phân tích những yêu cầu ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây nhãn.

Đáp án chuẩn:

1. Nhiệt độ: thích hợp cho cây nhãn sinh trưởng và phát triển là 21 - 27 °C. 

2. Ánh sáng: Cây nhãn cần ánh sáng mạnh nhưng cây cũng chịu được bóng râm. 

3. Độ ẩm: Cây nhãn ưa ẩm và chống chịu kém với ngập úng.

4. Đất: đất cát pha, đất thịt, đất phù sa. 

III. QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NHÃN

Câu hỏi: Hãy nêu tên các bước của quy trình trồng, chăm sóc cây nhãn.

Đáp án chuẩn:

1. Lựa chọn thời vụ trồng cây.             2. Xác định mật độ trồng cây.

3. Chuẩn bị hố trồng.                           4. Trồng cây.

5. Bón phân.                                        6. Tưới nước.

7. Phòng trừ sâu, bênh.                        8. Tỉa cành và tạo tán.

9. Điều khiển ra hoa, đậu quả.

Câu hỏi: Em hãy trình bày các loại sâu, bệnh hại chính trên cây nhãn và cách phòng trừ.

Đáp án chuẩn:

1. Sâu bướm nhãn

2. Rầy xanh nhãn

Câu hỏi: Ở địa phương em, có những loại sâu, bệnh nào phổ biến trên cây nhãn? Nêu cách phòng trừ.

Đáp án chuẩn:

 Rệp sáp; Bọ xít; Sâu đục

Biện pháp như sau:

+ Vệ sinh vườn, cắt tải cành bên dưới, tạo sự thông thoáng trong vườn.

+ Trồng cây nhãn với mật độ vừa phải. 

Câu hỏi: Nêu các kĩ thuật tỉa cành, tạo tán ở cây nhãn.

Đáp án chuẩn:

Khi cây con đạt đến độ cao 60 - 70 cm, tiến hành cắt ngọn. 

Khi cây ra mầm mới, tỉa bỏ bớt cành, chỉ giữ lại 3 - 4 cành khoẻ phân bố đều về các hướng, tạo cành cấp 1. 

Khi cành cấp 1 dài 30 - 35 cm lại tiến hành bấm ngọn để tạo cành cấp 2, cứ như vậy tới hết năm thứ hai hoặc thứ ba. 

Khi đã thu hoạch quả, tiến hành cắt tỉa toàn bộ những cành tăm, cảnh bị sâu bệnh, cành trong tán, cành vượt, cành sát mặt đất cho cây thông thoáng.

Câu hỏi: Em hãy trình bày mục đích của việc tỉa cành và tạo tán ở cây nhãn.

Đáp án chuẩn:

- Kiểm soát kích thước và hình dáng của cây

- Tăng sản lượng và chất lượng trái

- Loại bỏ cành bị hỏng và không cần thiết

- Khuyến khích sự phát triển cân đối

Câu hỏi: Nêu các kĩ thuật điều khiển sự ra hoa và đậu quả ở cây nhãn.

Đáp án chuẩn:

- Kĩ thuật hạn chế lộc đông bằng hoá chất

- Kĩ thuật hạn chế lộc đông bằng khoanh vỏ

- Kĩ thuật tỉa quả

Câu hỏi: Những biện pháp kĩ thuật nào cần được áp dụng để thu hoạch được quả nhãn to hơn.

Đáp án chuẩn:

- Kĩ thuật tỉa cành và tạo tán; tỉa quả


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác