Đáp án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả cánh diều bài Ôn tập
Đáp án bài Ôn tập. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
ÔN TẬP
Câu hỏi: Cây ăn quả có vai trò gì trong đời sống con người?
Đáp án chuẩn:
+ Sử dụng làm thực phẩm
+ Sử dụng làm nguyên liệu chế biến
+ Sử dụng làm dược liệu
Câu hỏi: Hãy nêu một số đặc điểm thực vật học của cây xoài, thanh long, nhãn, chuối hoặc một loại cây ăn quả có múi.
Đáp án chuẩn:
* Cây xoài:
- Rễ: Cây xoài mọc từ hạt có rễ cọc phát triển mạnh và có thể ăn sâu xuống đất
- Thân và cành: Xoài là cây thân gỗ.
- Lá: lá đơn và sắp xếp theo hình xoắn ốc.
- Hoa: Cây xoài có thể ra hoa đực, hoa cái hoặc lưỡng tính, có màu vàng nhạt.
- Quả: Khi chín, vỏ quả xoài thường có màu vàng hoặc tím vàng, thịt quả thường có màu vàng đậm, mềm, ít xơ
* Cây thanh long
- Rễ: Cây thanh long có hai loại rễ là rễ địa sinh và rễ khí sinh.
- Thân và cành: Thanh long là cây thân mềm..
- Lá: Lá thanh long tiêu biến thành gai.
- Hoa: Hoa thanh long thuộc loại hoa lưỡng tính
- Quả thanh long to, hình bầu dục
* Cây nhãn:
- Rễ: Cây nhãn có rễ cọc ăn sâu xuống đất khoảng 3 - 5 m.
- Thân và cành: Nhãn là cây thân gỗ.
- Lá: Nhãn có lá xanh quanh năm, tán lá dày.
- Hoa: mọc thành chùm, có nhiều nhánh, kích thước nhỏ, màu vàng nhạt.
- Quả có dạng hình cầu, khi chín, quả có đường kính khoảng 1,5 - 3,0 em; khối lượng 12 - 22 g tùy theo giống.
* Cây chuối
- Rễ của cây chuối thường là rễ nhánh, phát triển mạnh mẽ và sâu vào trong đất.
- Thân của cây chuối thường mềm, không có lõi gỗ
- Hoa: Cây chuỗi có thể ra hoa khi cây đạt 25 - 50 lá.
- Quả: Quả chuối có vỏ màu xanh và chuyển sang vàng khi chín.
Câu hỏi: Nêu yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả. Đối với cây xoài, cây thanh long, em cần chú ý đến yêu cầu ngoại cảnh nào nhất? Vì sao?
Đáp án chuẩn:
* Yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả:
- Nhiệt độ
- Độ ẩm đất
- Ánh sáng
- Gió.
* Đảm bảo rằng chúng được trồng ở vị trí có đủ ánh sáng mặt trời và nhiệt độ ấm áp, vốn là hai yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo sự phát triển và sản xuất quả của cây.
Câu hỏi: Điền thông tin về kĩ thuật trồng và chăm sóc chính đối với cây ăn quả theo mẫu Bảng 1.
Đáp án chuẩn:
Xoài | Thanh long | Nhãn | Quả có múi | Chuối | |
Chọn giống tiêu biểu ở địa phương | Xoài tứ quý | Thanh long ruột đỏ | Nhãn Ido | Mít Thái | Chuối sáp |
Chọn thời vụ | Quanh năm, đặc biệt là đầu mùa mưa | Tháng 10 - 11 dương lịch | Tháng 10 - 11 dương lịch | Tháng 5 - 7 dương lịch | Tháng 1-2; 5-6 dương lịch |
Xác định mật độ | 8m x 8m | 900 - 1.100 trụ/ha | 300 – 350 cây/ ha | 5 x 6m | 3m x 3m |
Trồng cây | Đào một hốc nhỏ ở chính giữa hố, rạch bỏ túi bầu nilon và đặt bầu cây vào giữa hố, lấp đất vừa bằng cổ rễ, nén chặt xung quanh. | Chọn các cành to khỏe, thẳng, không sâu bệnh, tuổi cành > 6 tháng. Hom giống dài từ 30 - 40cm, đáy hom (dài 3 - 5cm) được cắt bỏ phần thịt bên ngoài, để lại phần lõi, nhằm tránh thối hom giống. | Thực hiện trồng nhãn theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, tuân thủ đúng các bước
| Sử dụng cuốc để đào một lỗ lớn hơn so với bầu cây trong hố. Tiếp theo, loại bỏ vỏ bầu cây. Đặt cây vào lỗ sao cho nó đứng thẳng, sau đó đổ đất vào xung quanh cây và nén chặ. | Đối với loại cây này, đất tơi xốp, giàu mùn và có độ pH từ 5-7 là lựa chọn tốt nhất. Để tránh tình trạng ngập úng, nơi trồng chuối cần phải có độ thoát nước tốt, đồng thời mặt đất cũng phải dễ dàng tưới tiêu nước. |
Bón phân khi cây cho quả | Bón tối thiểu từ 2-5kg/cây loại phân NPK 16-16-8 và từ 3-4 kg phân KOMIX, chia đều 2 lần bón vào đầu mùa mưa (lúc cây mang trái) và vào tháng 9-10 dương lịch | Thực hiện bón phân 4 – 6 lần mỗi năm vào các thời kỳ của Thanh Long. | Sau đậu trái khoảng 1 tuần cần phun phân bón lá có hàm lượng Bo cao để chống rụng trái non. | Chia làm hai lần bón đầu và cuối mùa mưa. Trong thời gian quả đạt trọng lượng tối đa sử dụng phân bón gốc Kali sulphate (K2SO4), bón mỗi gốc 400-500 g, kết hợp với phân bón lá 0-52-34 hoặc 10-52-17 phun cho cây 2-3 lần | Sử dụng Phân bón Miền Nam NPK 15-9-20+TE, định kỳ bón 0,5-0,7 kg/bụi/tháng.
Bón xung quanh bụi, cách gốc 40 – 60 cm; sâu 10-15 cm bón xong vùi lấp lại. |
Phòng trừ sâu bệnh | Dùng Boocđô phun định kì lúc phát hiện bệnh. Ở trái có thể nhúng vào dung dịch hàn the (borax) pha loãng ở nồng độ 0,06%. | Kiến và ruồi đục trái là hai loại côn trùng hay tấn công trái thanh long, khiến trái bị bệnh, làm hỏng vỏ và thịt quả, làm mất giá trị của quả thanh long | Khi cây ra hoa cần phun ngừa một số sâu, bệnh như: sâu ăn bông, bệnh khô cháy hoa. Chú ý chỉ phun thuốc trước khi ra hoa nở 5 - 7 ngày.. | Phun các loại thuốc trị nấm định kỳ như Anvil, Ridomil, Aliette….
| Nên bón vôi vào các hố trồng, có thể nhúng gốc chuối con vào dung dịch Bordeaux hay các thuốc gốc đồng như: Funguran, COC 85, Kocide... |
Câu hỏi: Ở địa phương em có loại cây ăn quả nào phổ biến nhất? Em có thể áp dụng biện pháp kĩ thuật chăm sóc nào cho loại cây ăn quả đó?
Đáp án chuẩn:
HS tự tìm hiểu
Câu hỏi: Hoàn thành thông tin theo mẫu Bảng 2.
Đáp án chuẩn:
Xoài | Thanh long | Nhãn | |
Phương pháp nhân giống | Ghép | Giâm cành | Chiết |
Sử dụng giá thể | Không | Có | Có |
Dùng dây nylon để buộc | có | không | có |
Sử dụng dao để cắt | Không | Có | có |
Sử dụng kéo cắt cành | có | có | không |
Câu hỏi: Khi trồng một loại cây ăn quả, cần phải trả những loại chi phí nhân công nào?
Đáp án chuẩn:
- Công cắt tỉa chồi, lá và hoa đực
- Công bón phân, cắt cỏ, xới đất
- Công phun thuốc trừ sâu, bệnh
Câu hỏi: Hãy nêu những hoạt động chủ yếu liên quan đến nghề trồng cây ăn quả. Những công việc đó thuộc những ngành nghề nào?
Đáp án chuẩn:
Những hoạt động chủ yếu liên quan đến nghề trồng cây ăn quả bao gồm:
- Chuẩn bị đất và chăm sóc đất
- Chọn giống cây và gieo trồng
- Tưới nước và bón phân
- Kiểm soát sâu bệnh
- Tỉa cành và bảo dưỡng cây
- Thu hoạch và xử lý sản phẩm
Câu hỏi: Hãy nêu những tiêu chí nhằm đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong trồng và nhân giống cây ăn quả.
Đáp án chuẩn:
- Sử dụng an toàn hóa chất
- Áp dụng kỹ thuật tự nhiên
- Đảm bảo an toàn lao động
- Quản lý nước và chất thải
- Giáo dục và huấn luyện
- Tuân thủ các quy định pháp luật và tiêu chuẩn
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận