Siêu nhanh giải bài 20 Lịch sử 7 Cánh diều

Giải siêu nhanh bài 20 Lịch sử 7 Cánh diều Lịch sử 7 Cánh diều. Giải siêu nhanh Lịch sử 7 Cánh diều. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Lịch sử 7 Cánh diều phù hợp với mình.

BÀI 20. VIỆT NAM THỜI LÊ SƠ (1428- 1527)

1. Sự thành lập nhà Lê sơ

Câu 1: Đọc thông tin và tư liệu, quan sát hình 20.1, hãy mô tả sự thành lập triều Lê sơ.

Việt Nam thời Lê Sơ (1428 - 1527)

Giải rút gọn:

- Sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, tháng 4/1428, Lê Lợi lên ngôi, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô tại Đông Kinh.

⇒ Nhà Lê sơ ra đời.

2. Tình hình chính trị

Câu 1: Đọc thông tin và tư liệu, hãy nêu những nét chính về tổ chức bộ máy nhà nước, quân đội, luật pháp của Đại Việt thời Lê sơ.

Giải rút gọn:

Lịch Sử 7 Bài 20: Việt Nam thời Lê sơ (1428-1527) | Cánh diều (ảnh 2)

3. Tình hình kinh tế

Câu 1: Đọc thông tin, tư liệu kết hợp quan sát hình 20.2, hình 20.3, hãy nêu nhận xét về tình hình kinh tế thời Lê sơ.

Giải bài 20 Việt Nam thời Lê Sơ (1428 - 1527)Giải bài 20 Việt Nam thời Lê Sơ (1428 - 1527)

Giải rút gọn:

- Nông nghiệp: 

+ Nhà nước tiến hành nhiều biện pháp để khôi phục và phát triển kinh tế.

+ Nhân dân tích cực, hăng hái sản xuất.

⇒ Nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển.

- Thủ công nghiệp: Thủ công nghiệp dân gian có nhiều làng thủ công nổi tiếng.

- Thương nghiệp: Buôn bán trong và ngoài nước phát triển.

4. Tình hình xã hội

Câu 1: Đọc thông tin hãy trình bày cơ cấu xã hội và vẽ sơ đồ cơ cấu xã hội thời Lê sơ.

Giải rút gọn:

Lịch Sử 7 Bài 20: Việt Nam thời Lê sơ (1428-1527) | Cánh diều (ảnh 5) 

5. Phát triển văn hóa, giáo dục

Câu 1: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 20.4 đến hình 20.6, hãy giới thiệu sự phát triển văn hoá, giáo dục thời Lê sơ.

Giải bài 20 Việt Nam thời Lê Sơ (1428 - 1527)Giải bài 20 Việt Nam thời Lê Sơ (1428 - 1527)

Giải rút gọn:

* Những thành tựu về văn hóa:

- Tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo chi phối đời sống xã hội, Đạo giáo và Phật giáo bị hạn chế.

Văn học: Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm ghi dấu ấn.

- Sử học: có nhiều bộ sử nổi tiếng.

- Địa lí: các tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

- Y học: có tác phẩm Bản thảo thực vật toát yếu.

- Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

- Nghệ thuật sân khấu phục hồi nhanh chóng và phát triển.

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc.

* Những thành tựu về giáo dục, khoa cử: Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học ở các lộ, phủ. Tổ chức nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài cho đất nước.

6. Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 20.7 đến hình 20.9, hãy giới thiệu một số danh nhân văn hoá tiêu biểu thời Lê sơ.

Giải bài 20 Việt Nam thời Lê Sơ (1428 - 1527)Giải bài 20 Việt Nam thời Lê Sơ (1428 - 1527)

Giải rút gọn:

- Nguyễn Trãi (1380 - 1442)

+ Nguyễn Trãi (1380 – 1442) là bậc công thần hàng đầu của nhà Lê sơ, đồng thời là nhà tư tưởng, nhà văn hóa lớn của Việt Nam.

+ Nguyễn Trãi có nhiều cống hiến đặc biệt đối với nền văn hiến nước nhà ở nhiều lĩnh vực. 

+ Năm 1980, UNESCO đã ghi danh ông là danh nhân văn hóa thế giới.

- Lê Thánh Tông (1442 – 1497)

+ Lê Thánh Tông là vị vua thứ tư của nhà Lê sơ.

Lê Thánh Tông được ca ngợi là vị vua anh minh, vị anh hùng tài lược, có vốn kiến thức uyên thâm.

- Ngô Sĩ Liên (thế kỉ XV)

+ Ông là nhà sử học nổi tiếng của Đại Việt ở thế kỉ XV.

+ Ngô Sĩ Liên là người khởi thảo bộ Đại Việt sử kí toàn thư.

- Lương Thế Vinh (1442 - ?)

+ Lương Thế Vinh là người đứng đầu Viện Hàn lâm thời vua Lê Thánh Tông.

+ Ông là người có tài năng ở nhiều lĩnh vực

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

Câu 1: Hãy liệt kê các thành tựu tiêu biểu về văn hoá, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ.

Giải rút gọn:

* Những thành tựu về văn hóa:

- Tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo chi phối đời sống xã hội, Đạo giáo và Phật giáo bị hạn chế.

Văn học: Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm ghi dấu ấn.

- Sử học: có nhiều bộ sử nổi tiếng.

- Địa lí: các tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

- Y học: có tác phẩm Bản thảo thực vật toát yếu.

- Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

- Nghệ thuật sân khấu phục hồi nhanh chóng và phát triển.

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc.

* Những thành tựu về giáo dục, khoa cử: Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học ở các lộ, phủ. Tổ chức nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài cho đất nước.

Câu 2: Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về di tích Lam Kinh hoặc Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Giải rút gọn:

- Di tích Lam Kinh hiện nay nằm trên địa bàn: thị trấn Lam Sơn và xã Xuân Lam của tỉnh Thanh Hóa, với tổng diện tích quy hoạch bảo tồn là 200 héc-ta.

- Lam Kinh vốn là đất Lam Sơn, quê hương của anh hùng Lê Lợi, ngư­ời có công chiêu mộ hiền tài, quy tụ nhân dân đánh đuổi giặc Minh xâm lược (1418 - 1427). Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (Lê Thái Tổ), lập nên vương triều Hậu Lê, đóng đô ở Thăng Long, mở ra thời kỳ phát triển mới cho quốc gia Đại Việt. 

- Năm 1430, Lê Thái Tổ đổi tên vùng đất Lam Sơn thành Lam Kinh. Kể từ đó, các kiến trúc điện, miếu... cũng bắt đầu được xây dựng tại đây.

Câu 3: Theo em, lời của Thần Nhân Trung trong bài văn khắc trên bia tiến sĩ tại Văn Miếu năm 1442 có ý nghĩa như thế nào đối với vấn đề trọng dụng nhân tài hiện nay?

Giải rút gọn:

Tư tưởng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Thân Nhân Trung không chỉ có giá trị đối với thế hệ ông đang sống mà cho đến ngày nay nó vẫn giữ nguyên ý nghĩa. Đối với một đất nước, muốn phát triển giàu mạnh vững bền thì yếu tố con người vô cùng cần thiết. Những người tài giỏi sẽ đóng góp công lao không nhỏ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển quốc gia.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Lịch sử 7 Cánh diều bài 20 Lịch sử 7 Cánh diều, Giải bài 20 Lịch sử 7 Cánh diều Lịch sử 7 Cánh diều, Siêu nhanh Giải bài 20 Lịch sử 7 Cánh diều Lịch sử 7 Cánh diều

Bình luận

Giải bài tập những môn khác