5 phút giải Lịch sử 7 cánh diều trang 77
5 phút giải Lịch sử 7 cánh diều trang 77. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 20. VIỆT NAM THỜI LÊ SƠ (1428- 1527)
PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
1. Sự thành lập nhà Lê sơ
CH1: Đọc thông tin và tư liệu, quan sát hình 20.1, hãy mô tả sự thành lập triều Lê sơ.
2. Tình hình chính trị
CH1: Đọc thông tin và tư liệu, hãy nêu những nét chính về tổ chức bộ máy nhà nước, quân đội, luật pháp của Đại Việt thời Lê sơ.
3. Tình hình kinh tế
CH1: Đọc thông tin, tư liệu kết hợp quan sát hình 20.2, hình 20.3, hãy nêu nhận xét về tình hình kinh tế thời Lê sơ.
4. Tình hình xã hội
CH1: Đọc thông tin hãy trình bày cơ cấu xã hội và vẽ sơ đồ cơ cấu xã hội thời Lê sơ.
5. Phát triển văn hóa, giáo dục
CH1: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 20.4 đến hình 20.6, hãy giới thiệu sự phát triển văn hoá, giáo dục thời Lê sơ.
6. Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ
CH1: Đọc thông tin và quan sát hình 20.7 đến hình 20.9, hãy giới thiệu một số danh nhân văn hoá tiêu biểu thời Lê sơ.
LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
CH1: Hãy liệt kê các thành tựu tiêu biểu về văn hoá, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ.
CH2: Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về di tích Lam Kinh hoặc Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
CH3: Theo em, lời của Thần Nhân Trung trong bài văn khắc trên bia tiến sĩ tại Văn Miếu năm 1442 có ý nghĩa như thế nào đối với vấn đề trọng dụng nhân tài hiện nay?
PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI
1. Sự thành lập nhà Lê sơ
CH1: - Tháng 4-1428, sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng độ tại Đông Kinh.
- Hoàn thiện bộ máy chính quyền, phong chức tước và ban cấp ruộng đất cho các công thần, nhà Lê sơ còn tiến hành nhiều chính sách nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế – xã hội, ổn định đời sống nhân dân.
2. Tình hình chính trị
CH1: - Tổ chức bộ máy nhà nước quân chủ thời từng bước được hoàn thiện chặt chẽ, quyền lực của triều đình trung ương và nhà vua được tăng cường.
+ Vua trực tiếp nắm giữ mọi quyền hành.
+ Cả nước dưới thời vua Lê Thánh Tổng gồm có 13 đạo thừa tuyến.
+ Dưới đạo là phủ rồi đến huyện hoặc châu, xã Nhà Lê sơ
- Vua Lê Thánh Tông cho ban hành bộ luật Quốc triều hình luật. Nội dung chính của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại; bảo vệ chủ quyền quốc gia; bảo vệ quyền lợi của phụ nữ....
3. Tình hình kinh tế
CH1: - Tình hình kinh tế:
+ Nông nghiệp: Nhà nước ban hành chế độ “quân điền”, làng xã theo định kì phân chia lại ruộng đất cho thành viên cày cấy. Nhà nước ban hành các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp như khai hoang, đắp đê, khơi thông sống ngôi,...
+ Thủ công nghiệp: có nhiều làng thủ công nổi tiếng
+ Thương nghiệp: Buôn bán trong nước và nước ngoài đều phát triển. Nhà Lê sơ khuyến khích các xã lập thêm chợ mới. Thuyền buôn và thương nhân các nước láng giềng buôn bán tại một số địa điểm quy định
4. Tình hình xã hội
CH1:
+ Tầng lớp trên của xã hội là quý tộc, quan lại, địa chủ. Vai trò của tầng lớp quan lại xuất thân từ kia cứ ngày càng quan trọng.
+ Tầng lớp bình dân chủ yếu là nho sĩ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân.
+ Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, số lượng nô tì giảm dần do pháp luật thời Lê sơ hạn chế việc cưỡng bức dân tự do thành nô tì.
- Sơ đồ cơ cấu xã hội thời Lê sơ:
5. Phát triển văn hóa, giáo dục
CH1:
+ Hệ tư tưởng Nho giáo chi phối đời sống xã hội, nội dung học tập thi cử là các sách của Nho giáo. Đạo giáo và Phật giáo bị hạn chế.
+ Văn học chữ Hán chiếm ưu thế với các tác phẩm tiêu biểu
+ Lĩnh vực khoa học có các tác phẩm nổi tiếng như Đại Việt sử kí toàn thư (sử học), Hồng Đức bản đồ (địa lí học), ...
+ Nghệ thuật sân khấu đa dạng với nhã nhạc, hát chèo, hát tuồng....
+ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu với các công trình
+ Về giáo dục, nhà Lê sơ đặc biệt chú trọng chế độ khoa cử để tuyển chọn quan lại.
6. Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ
CH1: + Nguyễn Trãi là bậc công thần hàng đầu của nhà Lê sơ, đồng thời là nhà tư tưởng, nhà văn hoá lớn của Việt Nam.
+ Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là vị vua thứ tư của nhà Lê sơ. Không chỉ là bậc minh quân, ông còn giỏi thơ vẫn, với nhiều tác phẩm nổi tiếng.
LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
CH1: - Hệ tư tưởng Nho giáo chi phối đời sống xã hội, nội dung học tập thi cử là các sách của Nho giáo. Đạo giáo và Phật giáo bị hạn chế.
- Văn học chữ Hán chiếm ưu thế với các tác phẩm tiêu biểu như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo.
- Lĩnh vực khoa học có các tác phẩm nổi tiếng như Đại Việt sử kí toàn thư (sử học), Hồng Đức bản đồ (địa lí học),...
- Nghệ thuật sân khấu đa dạng với nhã nhạc, hát chèo, hát tuồng....
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu với các công trình
- Về giáo dục, nhà Lê sơ đặc biệt chú trọng chế độ khoa cử để tuyển chọn quan lại.
CH2: Kinh thành cổ Lam Kinh là một trong những Khu di tích Quốc gia đặc biệt giữ được nguyên vẹn những công trình của triều đại Nhà Hậu Lê. Mỗi lần đến nơi đây du khách luôn bị cuốn hút vào những truyền thuyết mang đầy màu sắc huyền bí của một triều đại phong kiến được coi là hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử Việt Nam.
CH3: Ý nghĩa đối với chúng ta vẫn còn nguyên giá trị, khi giáo dục đang trở thành quốc sách hàng đầu, khi văn hoá, khoa học và đội ngũ trí thức đang giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp kiến quốc đất nước hôm nay.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Lịch sử 7 cánh diều, giải Lịch sử 7 cánh diều trang 77, giải Lịch sử 7 CD trang 77
Bình luận