Siêu nhanh giải bài 1 Lịch sử 7 Cánh diều

Giải siêu nhanh bài 1 Lịch sử 7 Cánh diều Lịch sử 7 Cánh diều. Giải siêu nhanh Lịch sử 7 Cánh diều. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Lịch sử 7 Cánh diều phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU

1. Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát lược đồ 1, hãy

  • Nêu những việc làm của người Giéc-man sau khi lật đổ đế quốc La Mã.

  • Kể lại những sự kiện chủ yếu của quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu.

Giải rút gọn:

* Những việc làm của người Giéc-manh sau khi lật đổ đế quốc La Mã:

- Thủ tiêu bộ máy nhà nước của La Mã; thành lập nhiều vương quốc mới.

- Người Giéc-manh chiếm ruộng đất, tiếp thu Thiên Chúa giáo, xây dựng nhà thờ.

* Những sự kiện chủ yếu của quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu

- Từ thế kỉ III, đế chế Lã Mã bị lật đổ (năm 476). Người Giéc- manh lập ra nhiều vương quốc mới, về sau phát triển thành các quốc gia.

- Hình thành của 2 giai cấp: lãnh chúa phong kiến và nông nô. Nông nô lệ thuộc vào lãnh chúa phong kiến.

- Đến thế kỉ VIII, chế độ phong kiến ở Tây Âu cơ bản được xác lập.

2. Đặc điểm lãnh địa và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 1.2, hình 1.3, hãy trình bày đặc điểm kinh tế và xã hội trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu?

Giải rút gọn:

- Đặc điểm về kinh tế trong lãnh địa phong kiến:

+ Kinh tế nông nghiệp là chủ đạo

+ Kinh tế trong lãnh địa mang tính tự nhiên, tự cấp, tự túc, ít có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài.

- Đặc điểm về xã hội trong lãnh địa phong kiến: cư dân trong lãnh địa chủ yếu gồm gia đình lãnh chúa và nông nô.

+ Lãnh chúa: không phải lao động, lãnh chúa bóc lột nông nô dã man tàn bạo.

+ Nông nô: họ thuê đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp tô và nhiều thứ thuế khác.

=> Quan hệ xã hội chính trong lãnh địa là quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô.

3. Thành thị Tây Âu thời Trung đại

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 14, hãy:

  • Phân tích vai trò của thành thị thời trung đại. Theo em, vai trò nào là quan trọng nhất? Vì sao?

  • Cho biết tên một số trường đại học ra đời ở Tây ấn thời trung đại.

Giải rút gọn:

* Vai trò của thành thị trung đại:

- Kinh tế: Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa; tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển

- Chính trị: góp phần tích cực chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.

* Vai trò quan trọng nhất: xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền vì khi đó sự thống nhất của quốc gia, dân tộc được thiết lập, tạo tiền đề cho sự phát triển của các nước Tây Âu ở những giai đoạn sau.

* Các trường đại học lớn ở Tây Âu như Bô-lô-nha (I-ta-li-a), Oxford (Anh), Xoóc-bon (Pháp).…

4. Sự ra đời của Thiên chúa giáo

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 1.5, hãy nêu sự ra đời của Thiên chúa giáo và nêu hiểu biết của em về Chúa Giê-su

Giải rút gọn:

* Sự ra đời của Thiên Chúa giáo: Do chúa Giê-su sáng lập vào thế kỉ I tại Giu-đê.

* Hiểu biết về chúa Giê-su: chúa Giê-su là người sáng lập ra Thiên Chúa giáo. Năm Chúa Giê-su ra đời được quy ước là năm khởi đầu cho kỉ nguyên công lịch (dương lịch).

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

Câu 1: Hãy trình bày khái quát sự hình thành, phát triển của lãnh địa và thành thị Tây Âu thời trung đại.

Giải rút gọn:

* Sự hình thành và phát triển của lãnh địa Tây Âu thời Trung đại

- Đến thế kỉ VIII, các lãnh địa phong kiến ở Tây Âu được hình thành.

- Mỗi lãnh địa là một khu đất rộng lớn.

- Mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc.

- Mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị chính trị độc lập.

=> Lãnh địa phong kiến là cơ sở tồn tại của thời kì phong kiến phân quyền ở các nước Tây Âu.

* Sự hình thành và phát triển của thành thị

- Thế kỉ XI, ở Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa.

=> Một số thợ thủ công đã tìm cách thoát khỏi lãnh địa, họ đến ngã ba đường, bến sông, nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và buôn bán hàng hóa. Từ đó, các thành thị ra đời.

Câu 2: Nếu sống ở thời kì phong kiến Tây Âu, em sẽ lựa chọn cuộc sống trong lãnh địa hay trong các thành thị”? Vì sao?

Giải rút gọn:

Em sẽ chọn sống ở thành thị vì các hoạt động ở thành thị phát triển năng động hơn, không gian sống và buôn bán ở thành thị rộng hơn, ... thuận lợi phát triển kinh tế. 

Câu 3: Hãy đóng vai một người nông nô (hoặc một lãnh chúa), kể lại công việc và cuộc sống hằng ngày của mình trong lãnh địa.

Giải rút gọn:

Ta là lãnh chúa - người đứng đầu của một lãnh địa rộng lớn ở Vương quốc Phơ-răng. Trong lãnh địa của mình, ta xây dựng nên những pháo đài kiên cố, có hào sâu, tường cao bao quanh. Trong pháo đài có dinh thự, nhà kho, chuồng trại,... Ở xung quanh lại có đất canh tác, đồng cỏ, ao hồ, khu ở của nông nô,...Ta cho nông nô thuê ruộng đất của ta để cày cấy và chúng phải nộp tô thuế cho ta. Hàng ngày, ta luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa hoặc tổ chức tiệc ở trong những lâu đài nguy nga.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Lịch sử 7 Cánh diều bài 1 Lịch sử 7 Cánh diều, Giải bài 1 Lịch sử 7 Cánh diều Lịch sử 7 Cánh diều, Siêu nhanh Giải bài 1 Lịch sử 7 Cánh diều Lịch sử 7 Cánh diều

Bình luận

Giải bài tập những môn khác