Đáp án lịch sử 7 cánh diều bài 1 Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu

Đáp án bài 1 Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học lịch sử 7 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

BÀI 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU

1. Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát lược đồ 1, hãy

  • Nêu những việc làm của người Giéc-man sau khi lật đổ đế quốc La Mã.
  • Kể lại những sự kiện chủ yếu của quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu.

Đáp án chuẩn:

- Thành lập nhiều vương quốc mới: Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt…

- Người Giéc-man chiếm ruộng đất của chủ nô La Mã trước đây, từ bỏ các tôn giáo nguyên thuỷ, tiếp thu Thiên Chúa giáo, xây dựng nhà thờ. Tầng lớp tăng lữ từng bước hình thành. 

2. Đặc điểm lãnh địa và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 1.2, hình 1.3, hãy trình bày đặc điểm kinh tế và xã hội trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu?

Đáp án chuẩn:

Kinh tế:  nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo. 

Xã hội: chủ yếu gồm gia đình lãnh chúa và nông nô. Mức tô rất nặng, có khi lên tới một nửa số sản phẩm thu được.

3. Thành thị Tây Âu thời Trung đại

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 14, hãy:

  • Phân tích vai trò của thành thị thời trung đại. Theo em, vai trò nào là quan trọng nhất? Vì sao?
  • Cho biết tên một số trường đại học ra đời ở Tây ấn thời trung đại.

Đáp án chuẩn:

- Kinh tế chủ đạo là thủ công nghiệp và thương nghiệp, góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền

- Bô-lô-nha (I-ta-li-a), O-xphớt (Anh), Xoóc-bon (Pháp)....

4. Sự ra đời của Thiên chúa giáo

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 1.5, hãy nêu sự ra đời của Thiên chúa giáo và nêu hiểu biết của em về Chúa Giê-su

Đáp án chuẩn:

Thiên Chúa giáo do Giê-su sáng lập vào thế kỉ I tại Giu-đê (vùng Giê-ru-sa-lem hiện nay), kế thừa giáo lí cơ bản và tín điều của đạo Do Thái. Chúa Giê-su là giáo chủ của Thiên Chúa giáo, sinh ra trong một gia đình bần hàn nhưng rất đạo đức, gồm Bà Maria và Ông Joseph.

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

Câu 1: Hãy trình bày khái quát sự hình thành, phát triển của lãnh địa và thành thị Tây Âu thời trung đại.

Đáp án chuẩn:

Lãnh địa: Đến thế kỉ IX, trên cơ sở những vùng đất rộng lớn của các lãnh chúa, các lãnh địa phong kiến ở Tây Âu hình thành. Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu. 

Thành thị: Từ khoảng cuối thế kỉ XI, do sản xuất phát triển, ở Tây Âu đã xuất hiện nền kinh tế hàng hoá gắn liền với hoạt động sản xuất và buôn bán. Các thị trấn, thị tử hình thành rồi dần phát triển thành các thành thị. 

Câu 2: Nếu sống ở thời kì phong kiến Tây Âu, em sẽ lựa chọn cuộc sống trong lãnh địa hay trong các thành thị”? Vì sao?

Đáp án chuẩn:

Thành thị. Vì phát triển năng động hơn, theo hướng kinh tế hàng hoá.

Câu 3: Hãy đóng vai một người nông nô (hoặc một lãnh chúa), kể lại công việc và cuộc sống hằng ngày của mình trong lãnh địa.

Đáp án chuẩn:

Ta là lãnh chúa Sác lơ Mac Ten của vùng đất Phơ răng rộng lớn. Ta xây dựng pháo đài kiên cố, thuê ruộng đất cho nông dân và tổ chức các hoạt động như luyện tập võ nghệ và tổ chức tiệc tùng trong lâu đài.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác