Lý thuyết trọng tâm toán 7 cánh diều bài 5: Biểu diễn thập phân của một số hữu tỉ
Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 7 cánh diều bài 5: Biểu diễn thập phân của một số hữu tỉ. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
1. SỐ THẬP PHÂN HỮU HẠN VÀ SỐ THẬP PHÂN VÔ HẠN TUẦN HOÀN
HĐ1:
Lưu ý: Các số thập phân chỉ gồm hữu hạn chữ số khác 0 sau dấu "," được gọi là số thập phân hữu hạn. Chẳng hạn số 1,65 là số thập phân hữu hạn.
HĐ2:
Lưu ý: Phép chia ở HĐ2 không bao giờ chấm dứt. Nếu cứ tiếp tục chia thì trong phần thập phân của thương, chữ số 3 sẽ xuất hiện liên tiếp mãi. Ta nói rằng khi chia 4 cho 3 được số 1,333... .Số đó được gọi là số thập phân vô hạn tuần hoàn.
Nhận xét: Các số thập phân vô hạn tuần hoàn 1,333...; 0,2333...; 0,12313131... đã nêu ở trên có tính chất: Trong phần thập phân, bắt đầu từ một hàng nào đó, có một chữ số hay một cụm chữ số liền nhau xuất hiện liên tiếp mãi.
4 : 3 = 1,333... = 1,(3)
7 : 30 = 0,2333... = 0,2(3)
1 219 : 9 900 = 0,12313131... = 0,12(31)
Luyện tập:
a) $\frac{1}{9}$ = 0,(1)
b) $\frac{-11}{45}$ = -0,2(4)
2. BIỂU DIỄN THẬP PHÂN CỦA SỐ HỮU TỈ
BTT:
a) 3 : 2 = 1,5; 37 : 25 = 1,48;
5 : 3 = 1,(6); 1 : 9 = 0,(1).
b) $\frac{3}{2}$ = 3 : 2 = 1,5;
$\frac{37}{25}$ = 37 : 25 = 1,48;
$\frac{5}{3}$ = 5 : 3 = 1,(6);
$\frac{1}{9}$ = 1 : 9 = 0,(1)
Nhận xét: Mỗi số hữu tỉ được biểu diễn bởi một số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.
Ví dụ 3 (SGK - tr28)
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận