Lý thuyết trọng tâm Đạo đức 5 Chân trời bài 11: Em chủ động phòng, tránh xâm hại

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Đạo đức 5 chân trời sáng tạo bài 11: Em chủ động phòng, tránh xâm hại. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

BÀI 11. EM CHỦ ĐỘNG PHÒNG, TRÁNH XÂM HẠI

I. Mục tiêu bài học 

- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em.

- Thực hiện được một số kĩ năng để phòng, tránh xâm hại.

II. Bài học

1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng tránh, xâm hại trẻ em.

Một số quy định cơ bản trong Luật Trẻ em năm 2016 và Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

- Mọi trẻ em đều có quyền được bảo vệ khỏi bạo lực, xâm hại và lạm dụng. Điều này có nghĩa là mọi người, đặc biệt là người lớn, phải có trách nhiệm bảo vệ trẻ em.

- Pháp luật cấm mọi hành vi xâm hại trẻ em, bao gồm cả việc đánh đập, lạm dụng tình dục, hay làm tổn thương về tâm lý. Nếu trẻ em bị xâm hại, phải báo ngay cho người lớn đáng tin cậy hoặc cơ quan chức năng để được giúp đỡ.

- Trẻ em cần được dạy cách nhận biết các tình huống nguy hiểm và cách phản ứng khi gặp phải. 

- Trẻ em cần tham gia các chương trình giáo dục về an toàn, phòng chống xâm hại trẻ em. 

2. Các bước phòng, tránh xâm hại trẻ em

- Nhận biết hành vi xâm hại: sờ mó cơ thể, nói những lời không đúng mực, hay yêu cầu làm những điều khiến bản thân cảm thấy không thoải mái.

- Nếu cảm thấy không an toàn hoặc có điều gì không đúng, hãy nói ngay với người lớn mà mình tin tưởng, như cha mẹ, thầy cô, hoặc người thân.

- Tránh những tình huống nguy hiểm, không đi một mình đến những nơi vắng vẻ hoặc tiếp xúc với người lạ trong tình huống không an toàn.

- Luôn nhớ số điện thoại của người lớn đáng tin cậy để liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.

3. Một số kĩ năng phòng, tránh xâm hại

* Trường hợp 1: Phân biệt giữa bí mật “tốt” và bí mật “xấu”.

- Bí mật xấu là những điều khiến em cảm thấy không vui, lo lắng hoặc sợ hãi. Đó là những bí mật mà em thật sự muốn chia sẻ với người lớn đáng tin cậy nhưng chưa thể làm được. Hoặc có thể em bị ai đó đe dọa hoặc mua chuộc để giữ bí mật này.

* Trường hợp 2: Áp dụng quy tắc “Nói không – Rời khỏi – Chia sẻ”.

Cách thực hiện: 

- Bước 1: Nhận biết các hành vi xâm hại

- Bước 2: Với những hành động em cảm thấy không thoải mái hoặc có ý định xâm hại, hãy mạnh dạn nói “không”

- Bước 3:  Rời đi ngay lập tức

- Bước 4: Nếu cảm thấy không an toàn, hãy tìm đến người lớn đáng tin cậy như: cha mẹ, giáo viên hoặc bạn bè để nhờ giúp đỡ.

* Trường hợp 3: Áp dụng quy tắc “Năm ngón tay”.

Cách thực hiện:

- Bước 1: Vẽ hình bàn tay lên giấy.

- Bước 2: Viết tên 5 người lớn đáng tin cậy có thể giúp đỡ em khi gặp nguy hiểm vào năm ngón tay.

- Bước 3: Ở giữa bàn tay, viết số điện thoại của bố, mẹ, giáo viên chủ nhiệm, địa chỉ nhà, và số điện thoại đường dây nóng.

- Bước 4: Luôn mang theo cẩm nang hình bàn tay để tự bảo vệ bản thân.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Đạo đức 5 CTST bài 11: Em chủ động phòng, tránh xâm, kiến thức trọng tâm Đạo đức 5 chân trời sáng tạo bài 11: Em chủ động phòng, tránh xâm, Ôn tập Đạo đức 5 chân trời sáng tạo bài 11: Em chủ động phòng, tránh xâm

Bình luận

Giải bài tập những môn khác