Tắt QC

Trắc nghiệm Đạo đức 5 Chân trời bài 11: Em chủ động phòng, tránh xâm hại (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Đạo đức 5 chân trời sáng tạo bài 11: Em chủ động phòng, tránh xâm hại (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của xâm hại?

  • A. Bạn Lân thường bảo Cường là đần, béo ú khiến Cường buồn bã, thiếu tự tin.
  • B. Mỗi khi công việc không thuận lợi, mẹ thường cáu gắt và đánh, mắng Lan.
  • C. Bác sĩ bảo An cởi áo để khám ngực khi có cả mẹ bạn ở đó.
  • D. Bố bắt Tâm phải nghỉ học để làm việc nhà.

Câu 2: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới hình thức để làm gì?

  • A. Không bị xâm hại tình dục, không bị bỏ rơi, bỏ mặc,…
  • B. Bị bóc lột sức lao động.
  • C. Bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
  • D. Bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc.

Câu 3: Người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có thể:

  • A. Bị xử lí hình sự và phạt hành chính 200 triệu đồng.
  • B. Bị xử lí hình sự lên tới 20 năm.
  • C. Bị xử phạt hành chính lên tới 300 triệu đồng.
  • D. Chịu mức án cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình.

Câu 4: Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm gì với hành vi xâm hại trẻ em?

  • A. Đến nhà để đòi lại sự công bằng cho trẻ em.
  • B. Thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em.
  • C. Không cần có trách nhiệm gì.
  • D. Mắng mỏ, chỉ trích nạn nhân.

Câu 5: Ý nào sau đây không đúng khi nói về xâm hại trẻ em?

  • A. Những thông tin cá nhân của trẻ em được pháp luật bảo vệ để tránh bị xâm hại.
  • B. Cá nhân có trách nhiệm thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em.
  • C. Pháp luật Việt Nam quy định tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có thể chịu mức án cao nhất là tử hình.
  • D. Bắt trẻ nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân.

Câu 6: Đâu là Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em?

  • A. 111.
  • B. 112.
  • C. 113.
  • D. 114.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của học sinh khi thực hiện quyền trẻ em?

  • A. Tạo điều kiện, khuyến khích cho trẻ học tập, vui chơi.
  • B. Tích cực thực hiện các quyền trẻ em để phát triển bản thân.
  • C. Phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
  • D. Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em.

Câu 8:  Khi Mai học hết tiểu học, thì bố quyết định cho Mai nghỉ học để phụ giúp mẹ bán hàng vì nhà Mai rất nghèo. Khi các cô bác ở hội phụ nữ phường đến động viên cho Mai được đi học, thì bố Mai cho rằng: bố mẹ có quyền quyết định việc học của con cái. Em có suy nghĩ gì về hành động của bố Mai trong tình huống này?

  • A. Đồng ý, vì bố mẹ có quyền quyết định mọi việc.
  • B. Hành động của bố Mai là sai vi phạm quyền trẻ em.
  • C. Có thể thông cảm cho hành động của bố Mai.

Câu 9: Luật Trẻ em đã được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày tháng năm nào?

  • A. Ngày 05/04/2016.
  • C. Ngày 07/04/2016.
  • B. Ngày 06/04/2016.
  • D. Ngày 08/04/2016.

Câu 10: Theo Luật trẻ em, tháng nào được quy định là tháng hành động vì trẻ em?

  • A. Bốn.
  • B. Năm.
  • C. Sáu.
  • D. Bảy.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác