Trắc nghiệm ôn tập Đạo đức 5 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Đạo đức 5 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Em đang chơi ở công viên và thấy một nhóm bạn xả rác bừa bãi. Em sẽ làm gì?
- A. Cảm thấy khó chịu nhưng không nói gì.
B. Nhắc nhở các bạn dọn rác và bảo vệ môi trường.
- C. Cùng bạn xả rác để tạo không khí vui vẻ.
- D. Chạy đi chỗ khác để tránh xa tình huống này.
Câu 2: Em thấy bạn Tùng thường xuyên sử dụng túi nilon thay vì túi vải khi đi chợ. Em sẽ làm gì để bảo vệ môi trường?
A. Khuyên bạn Tùng dùng túi vải để giảm rác thải nhựa.
- B. Chỉ mặc kệ vì đó là sở thích của bạn Tùng.
- C. Mua thêm túi nilon để sử dụng cho mình.
- D. Không quan tâm vì đó không phải việc của em.
Câu 3: Khi bắt đầu một học kỳ mới, em lập kế hoạch học tập như thế nào?
- A. Chỉ học khi cần thiết và không có kế hoạch cụ thể.
B. Lập kế hoạch chi tiết, phân chia thời gian học và nghỉ ngơi hợp lý.
- C. Để việc học tùy hứng và không theo một kế hoạch rõ ràng.
- D. Chỉ học vào những ngày gần kiểm tra.
Câu 4: Tác giả của lá thư Thư gửi người lính cứu hỏa ấn tượng bởi điều gì?
A. Hình ảnh tận tình cho gấu koala uống nước.
- B. Hình ảnh cháy rừng thảm họa.
- C. Hình ảnh chú lao vào đám cháy cứu người.
- D. Hình ảnh hàng nghìn ngôi bnhà bị cháy rụi.
Câu 5: Hành động nào sau đây biết bảo vệ môi trường sống?
- A. Bác của My thường xuyên phun thuốc trừ sâu.
- B. Bin vứt túi ni-lông xuống biển.
- C. Ở quê Nam, mọi người thường đốt rơm rạ ở ngoài đồng.
D. Lan có thói quen tái sử dụng các đồ dùng.
Câu 6: Đâu không phải là các bước lập kế hoạch cá nhân?
- A. Xác định rõ mục tiêu và các mốc thời gian hoàn thành.
- B. Xác định việc cần làm để đạt được mục tiêu và sắp xếp thứ tự ưu tiên các việc đó.
- C. Xác định biện pháp cho từng việc làm.
D. Trĩ hoãn những công việc khó và nhờ mọi người làm hộ.
Câu 7: Các bộ phận riêng tư mà không có ai có quyền chạm vào là:
- A. Mặt, mũi, tóc.
- B. Tay, chân, miệng.
C. Ngực mông, khu vực mặt trước đồ lót.
- D. Má, cổ, đầu, mắt.
Câu 8: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của xâm hại?
- A. Bạn Lân thường bảo Cường là đần, béo ú khiến Cường buồn bã, thiếu tự tin.
- B. Mỗi khi công việc không thuận lợi, mẹ thường cáu gắt và đánh, mắng Lan.
C. Bác sĩ bảo An cởi áo để khám ngực khi có cả mẹ bạn ở đó.
- D. Bố bắt Tâm phải nghỉ học để làm việc nhà.
Câu 9: Theo câu chuyện Niềm vui tiết kiệm tiền, ngôi trường của Xô-crát mang lại điều gì?
- A. Mang lại tiếng tăm cho bản thân.
- B. Mang lại hạnh phúc cho bản thân.
C. Mang lại sự hiểu biết cho rất nhiều người.
- D. Mang lại được tình cảm của mọi người.
Câu 10: Theo em, vì sao phải bảo vệ môi trường sống?
- A. Vì để một số loài vật quý hiếm không bị tuyệt chủng.
B. Vì đó chính là bảo vệ sự sống của con người.
- C. Vì để cho thiên thiên phong phú và đa dạng.
- D. Vì để thế giới tràn đầy màu xanh của cây cối.
Câu 11: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về Ngày Trái Đất?
- A. Là ngày vận động mọi người nâng cao nhận thức và hành động nhằm bảo vệ giá trị môi trường sống.
- B. Được đề xuất lần đầu ở Mỹ năm 1971, năm 2009 đã được Liên Hợp Quốc công nhận.
C. Được tổ chức vào ngày 23 tháng 4 hằng năm.
- D. Nhằm khuyến khích các phong trào hoạt động bảo vệ môi trường trên toàn thế giới.
Câu 12: Đâu là câu ca dao, tục ngữ nói về nỗ lực, cố gắng?
A. Thua keo này ta bày keo khác.
- B. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.
- C. Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
- D. Ăn cháo, đá bát.
Câu 13: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của học sinh chúng ta khi thực hiện quyền trẻ em?
A. Tích cực thực hiện các quyền trẻ em để phát triển bản thân.
- B. Đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.
- C. Xử lí nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
- D. Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em.
Câu 14: Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?
A. Tiết kiệm tiền để mua sách.
- B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.
- C. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng.
- D. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi.
Câu 15: Khi chú A gọi em sang nhà, cho em ăn rất nhiều món ngon, sau đó mở một bộ phim mà các diễn viên đều không mặc đồ, em phải làm gì?
- A. Xem cùng chú.
B. Từ chối không xem và tránh xa chú.
- C. Không xem và chỉ ngồi cùng chú.
- D. Bảo chú rằng mình muốn xem phim hoạt hình.
Câu 16: Em không đồng tình với việc làm nào dưới đây?
- A. Sang luôn chủ động lập kế hoạch cá nhân và hoàn thành kế hoạch đúng tiến độ.
B. Minh cho rằng việc lập kế hoạch cá nhân là không cần thiết, vì mọi thứ đã có trong đầu.
- C. Kiệt học tập và làm việc tho phương châm “Việc hôm nay chớ để ngày mai”.
- D. Lan luôn lập cho mình kế hoạch cá nhân ngắn hạn cho bản thân.
Câu 17: Hoạt động nào dưới đây không phải là hoạt động hưởng ứng Ngày Trái Đất?
- A. Trồng cây xanh.
- B. Thu gom rác thải.
- C. Tuyên truyền mọi người bảo vệ môi trường sống.
D. Đốt rơm rạ ở ngoài đồng.
Câu 18: Nội dung nào không phải là các bước lập kế hoạch cá nhân?
- A. Liệt kê các bước cần thực hiện.
B. Việc khó được trì hoãn vài ngày.
- C. Xác định thời gian hoàn thành.
- D. Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch.
Câu 19: Nội dung nào sau đây không phải là bảo vệ môi trường?
A. Chặt phá rừng bừa bãi.
- B. Phân loại rác thải trước khi nxử lí.
- C. Tuyên truyền bảo vệ môi trường.
- D. Trồng và chăm sóc cây xanh.
Câu 20: Thư gửi người lính cứu hỏa gửi cho ai?
- A. Chú lính cứu hỏa Hoa Kỳ.
- B. Chú lính cứu hỏa Cam-pu-chia.
- C. Chú lính cứu hỏa Hàn Quốc.
D. Chú lính cứu hỏa Ô-xtrây-li-a.
Bình luận