Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Đạo đức 5 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Đạo đức 5 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1:  Em nhận thấy bạn cùng lớp bị ai đó bắt nạt, em sẽ làm gì?

  • A. Không can thiệp, mặc kệ chuyện của bạn ấy.
  • B. Tham gia vào hành động bắt nạt để không bị cô lập.
  • C. Bảo vệ bạn và báo với giáo viên
  • D. Cười nhạo và đứng ngoài xem.

Câu 2:  Em muốn cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh của mình. Em sẽ làm gì để lập kế hoạch?

  • A. Chỉ học tiếng Anh khi có bài tập hoặc kiểm tra.
  • B. Xác định mục tiêu học tiếng Anh mỗi ngày và tìm cách thực hành thường xuyên, như xem phim, nghe nhạc, và giao tiếp với bạn bè.
  • C. Học tiếng Anh theo kiểu may mắn, không có kế hoạch rõ ràng.
  • D. Để học tiếng Anh vào những lúc rảnh rỗi, không có mục tiêu rõ ràng.

Câu 3:  Em và gia đình đi picnic ở bãi biển, sau khi kết thúc, em thấy có rất nhiều rác thải nhựa vương vãi trên bãi biển. Em sẽ làm gì?

  • A. Để yên và rời đi, nghĩ rằng người khác sẽ dọn dẹp.
  • B. Nhặt rác và kêu gọi mọi người cùng bảo vệ bãi biển sạch sẽ.
  • C. Chỉ giữ sạch chỗ của mình, không quan tâm đến chỗ khác.
  • D. Kêu gọi mọi người đi về mà không dọn rác.

Câu 4: Biến đổi nào sau đây không phải biển hiện của sự ô nhiễm biển?

  • A. Gia tăng tính đa dạng của các loài tảo biển.
  • B. Suy thái các hệ sinh thái biển.
  • C. Giảm trữ lượng các loài sinh vật biển.
  • D. Xuất hiện hiện tượng thủy triều đỏ.

Câu 5: Việt Nam tham gia Giờ Trái Đất với khẩu hiệu:

  • A. Tiết kiệm năng lượng.
  • C. Vì một tương lai xanh.
  • B. Bảo vệ sự sống.
  • D. Tắt đèn bật tương lai.

Câu 6: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về lập kế hoạch cá nhân?

  • A. Với học sinh, chỉ có việc học tập mới cần kế hoạch.
  • B. Làm việc theo kế hoạch là cứng nhắc mất đi tính sáng tạo.
  • C. Làm việc theo kế hoạch làm lãng phí thời gian.
  • D. Làm việc theo kế hoạch giúp tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc.

Câu 7: Đâu không phải là biểu hiện của xâm hại?

  • A. Tín thường bị anh hàng xóm dọa nạt.
  • B. Trong rạp chiếu phim, một người ngồi cạnh đặt tay lên đùi và áp sát vào cơ thể bé Na.
  • C. Bố mẹ và người thân vui mừng ôm chầm lấy Lan để chúc mừng em vừa đaotj giải cuộc thi múa ở trường.
  • D. Bin bị người lạ lấy ảnh cá nhân của mình chỉnh sửa và bêu xấu ở nhiều trang mạng xã hội.

Câu 8: Ý nào sau đây không đúng khi nói về xâm hại trẻ em?

  • A. Những thông tin cá nhân của trẻ em được pháp luật bảo vệ để tránh bị xâm hại.
  • B. Cá nhân có trách nhiệm thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em.
  • C. Pháp luật Việt Nam quy định tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có thể chịu mức án cao nhất là tử hình.
  • D. Bắt trẻ nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân.

Câu 9: Câu nói: Cơm thừa gạo thiếu nói đến điều gì?

  • A. Lãng phí, thừa thãi.
  • C. Trung thực, thẳng thắn.
  • B. Cần cù, siêng năng.
  • D. Tiết kiệm.

Câu 10: Hình ảnh nào dưới đây không phải là việc làm bảo vệ môi trường?

TRẮC NGHIỆM

Hình 1.

TRẮC NGHIỆM

Hình 2.

TRẮC NGHIỆM

Hình 3.

TRẮC NGHIỆM

Hình 4.

  • A. Hình 1.
  • B. Hình 2.
  • C. Hình 3.
  • D. Hình 4. 

Câu 11: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói đến Chiến dịch Giờ Trái Đất?

  • A. Là một sáng kiến do Liên Hợp Quốc khởi xướng.
  • B. Nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
  • C. Ứng phó với biến đổi khí hậu trên toàn thế giới.
  • D. Được diễn ra vào ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng Ba hằng năm.

Câu 12: Để lập được kế hoạch cá nhân, ta cần nắm được điều gì?

  • A. Yêu cầu công việc.
  • B. Nội dung công việc.
  • C. Quỹ thời gian hiện có.
  • D. Biết cách kẻ bảng và có thời gian nghỉ.

Câu 13: Đâu là Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em?

  • A. 111.
  • B. 112.
  • C. 113.
  • D. 114.

Câu 14: Tác dụng của việc làm “Trồng và chăm sóc cây xanh” là gì?

  • A. Hạn chế các thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán,…
  • B. Giúp tăng cường sản xuất gỗ, con người có thêm nguồn thu nhập.
  • C. Giúp cho nhiều loài động vật có chỗ ở.
  • D. Làm cảnh quan đô thị thêm đẹp.

Câu 15: Trong câu chuyện Bác tập cho chúng tôi kế hoạch lao động, Bác thường nhắc nhở anh chị phục vụ và cán bộ điều gì?

  • A. Phải luôn làm việc đúng giờ và không nên lãng phí thời gian.
  • B. Phải luôn làm chuẩn tác phong của một người cán bộ.
  • C. Phải luôn gọn gang, sạch sẽ và chăm chỉ.
  • D. Phải luôn giữ nguyên tắc của chính mình đặt ra.

Câu 16: Những trẻ em bị xâm hại thường bị tổn hại như thế nào?

  • A. Tổn hại nghiêm trọng về sức khỏe, tâm lí, thậm chí thiệt mạng.
  • B. Ảnh hưởng tới ngoại hình.
  • C. Ảnh hưởng tới sức khỏe và ngoại hình.
  • D. Ảnh hưởng tới tâm lí cả cha và mẹ.

Câu 17: Chúng ta nên làm gì khi ở nhà một mình?

  • A. Khóa cửa cẩn thận, không cho người lạ vào.
  • B. Khóa cửa cẩn thận, có thể cho bạn của ba mẹ vào.
  • C. Không khóa cửa, chyạ sang nhà bạn chơi.
  • D. Ai cũng có thể vào nhà.

Câu 18: Nội dung nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của học sinh khi thực hiện quyền trẻ em?

  • A. Tạo điều kiện, khuyến khích cho trẻ học tập, vui chơi.
  • B. Tích cực thực hiện các quyền trẻ em để phát triển bản thân.
  • C. Phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
  • D. Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em.

Câu 19: Theo em, vì sao chúng ta phải tiết kiệm tiền?

  • A. Vì để về sau có thể gửi vào ngân hàng.
  • B. Vì để hạn chế rủi ro trong tương lai, có nguồn tiền để chi trả các khoản đột xuất.
  • C. Vì để khi trung niên không cần đi làm.
  • D. Vì để dành cho những kì nghỉ vui chơi.

Câu 20: Đâu không phải là các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến xâm hại trẻ em?

  • A. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
  • B. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.
  • C. Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
  • D. Không công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác