Trắc nghiệm ôn tập Đạo đức 5 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Đạo đức 5 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Em có một khoản tiền thưởng nhỏ. Em sẽ làm gì với số tiền này?
- A. Dùng hết vào mua đồ ăn vặt.
B. Tiết kiệm một phần, sử dụng phần còn lại cho việc học hoặc giúp đỡ người khác.
- C. Tiêu hết vào những món đồ không cần thiết.
- D. Lưu lại cho lần sau và không dùng gì cả.
Câu 2: Em đang ở nhà một mình và có một người lạ đến nhà. Em sẽ làm gì?
- A. Mở cửa và trò chuyện với người lạ.
B.Không mở cửa và gọi điện cho bố mẹ hoặc người lớn trong gia đình
- C. Cảm thấy hoang mang nhưng không nói gì.
- D. Mở cửa và tiếp đón người lạ mà không hỏi ý kiến ai.
Câu 3: Khi em thấy một bãi biển bị rác thải nhựa tràn ngập, em sẽ làm gì?
- A. Lờ đi vì đó không phải việc của em.
- B. Cảm thấy tức giận nhưng không làm gì.
C. Nhặt rác và khuyến khích mọi người cùng bảo vệ bãi biển.
- D. Kể cho mọi người nghe nhưng không làm gì.
Câu 4: Bảo vệ môi trường là:
- A. Là bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
B. Là bảo vệ sự sống của con người và những sinh vật trên Trái Đất.
- C. Là bảo vệ sự sống của các động vật hoang dã.
- D. Là bảo vệ sự sống của các loài động vật quý hiếm.
Câu 5: Hành động nào sau đây không giúp bảo vệ môi trường?
- A. Sử dụng năng lượng mặt trời.
- B. Không săn bắt, buôn bán tráui phép động vật hoang dã.
C. Đổ rác không đúng nơi quy định.
- D. Mang theo bình nước đi học.
Câu 6: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về câu chuyện Bác tập cho chúng tôi kế hoạch lao động?
- A. Ai đã sắp xếp được công việc trong ngày, Bác thấy vui dù việc làm rất nhỏ.
- B. Đối với anh chị em phục vụ, Bác cũng ân cần chỉ bảo.
C. Bác thường nhắc cán bộ phải chăm chỉ, cần cù và chu đáo.
- D. Nhắc nhở của Bác giúp cho mọi người có thói quen sắp xếp công việc hằng ngày.
Câu 7: Câu chuyện Bác tập cho chúng tôi kế hoạch lao động kể về hồi Bác đang ở đâu?
A. Hồi ở Pác Bó.
- B. Hồi ở Tuyên Quang.
- C. Hồi ở Thái Nguyên.
- D. Hồi ở Hà Nội.
Câu 8: Theo em, vì sao phải phòng tránh xâm hại?
A. Vì để tạo điều kiện cho trẻ em phát triển lành mạnh, hạnh phúc.
- B. Vì để trở thành một quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.
- C. Vì để xã hội trở nên công bằng, bình đẳng.
- D. Vì để trẻ em có thể học tập trong môi trường lành mạnh.
Câu 9: Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm gì với hành vi xâm hại trẻ em?
- A. Đến nhà để đòi lại sự công bằng cho trẻ em.
B. Thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em.
- C. Không cần có trách nhiệm gì.
- D. Mắng mỏ, chỉ trích nạn nhân.
Câu 10: Theo cậu chuyện Niềm vui tiết kiệm tiền, quần áo của thầy Xô-crát:
- A. Cũ kĩ nhưng được làm từ tơ tằm.
B. Không những cũ kĩ mà còn làm từ vải thô.
- C. Nhiều bộ quần áo sang trọng và đắt tiền.
- D. Đều được người khác cho.
Câu 11: Câu thành ngữ, tục ngữ nói về tiết kiệm là :
A. Tích tiểu thành đại.
- B. Học, học nữa, học mãi.
- C. Có công mài sắt có ngày nên kim.
- D. Uống nước nhớ nguồn.
Câu 12: Việc làm nào dưới đây không phải là bảo vệ môi trường?
- A. Một số người dân trong thôn thường đốt rơm rạ sau khi thu hoạch.
B. Lâm đề nghị một người đàn ông không hút thuốc lá trên xe buýt.
- C. Nhiều hoạt động trồng nhiều cây xanh ở xóm làng.
- D. Không sử dụng túi ni-lông một lần.
Câu 13: Giờ Trái Đất khuyến khích các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt các thiết bị điện không ảnh hưởng đến sinh hoạt trong:
- A. 60 phút, từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng Ba hằng năm.
- B. 60 phút, từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút ngày thứ Sáu cuối cùng của tháng Ba hằng năm.
C. 60 phút, từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút ngày thứ Năm cuối cùng của tháng Ba hằng năm.
- D. 60 phút, từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút ngày Chủ nhật cuối cùng của tháng Ba hằng năm.
Câu 14: Lời nhắc nhở thường xuyên của Bác trong câu chuyện Bác tập cho chúng tôi kế hoạch lao động có tác dụng gì?
- A. Rèn luyện cho mọi người đức tính cần cù, chăm chỉ.
- B. Rèn luyện cho mọi người thói quen dậy sớm, sắp xếp công việc hằng ngày.
C. Rèn luyện cho mọi người thói quen sắp xếp công việc hằng ngày, làm việc có kế hoạch, tránh sự tùy tiện và nhất là nhàn rỗi.
- D. Rèn luyện lòng dũng cảm, gan dạ và có tính cầu toàn.
Câu 15: Nội dung nào sau đây không đúng về xâm hại trẻ em?
- A. Là một hành vi đặc biệt nguy hiểm.
B. Các nạn nhân bị xâm hại chỉ chịu ảnh hưởng một thời gian ngắn.
- C. Xâm hại trẻ em không chỉ gây đau đớn cho nạn nhân mà còn cả gia đình và xã hội.
- D. Các vụ xâm hại thân thể nghiêm trọng có thể dẫn đến khuyết tật, tử vong.
Câu 16: Trường hợp nào sau đây không có nguy cơ bị xâm hại?
- A. Lan bị bệnh và được bố mẹ đi khám ở bệnh viện. Bác sĩ yêu cầu bố mẹ ra ngoià và muốn Lan cởi quần áo để kiểm tra.
B. Tại công viên, có người nước ngoài nhờ Bin chỉ đường đến nhà vệ sinh.
- C. Cốm trông thấy một người đàn ông đang ép buộc một bạn nhỏ đi xin ăn và nộp tiền về cho ông ấy.
- D. Na phát hiện gia đình mới chuyển đến cạnh nhà mình thường xuyên đánh đập con cái.
Câu 17: Em làm gì để tiết kiệm thời gian vào lúc rảnh rỗi?
- A. Chơi game.
- B. Đi mua sắm với bố mẹ.
- C. Đi chơi với bạn bè.
D. Học bài cũ và soạn bài mới, đọc sách, giúp bố mẹ việc nhà.
Câu 18: Câu tục ngữ, ca dao nào không nói về tiết kiệm?
- A. Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn.
- B. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
C. Ở đây một hạt cơm rơi, ngoài kia bao hạt mồ hôi thấm đồng.
- D. Làm người phải biết tiện tằn, đồ ăn thức mặc có ngắn thì thôi.
Câu 19: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để:
- A. Sống một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
B. Không bị xâm hại tình dục, không bị bóc lột sức lao động…
- C. Được học tập trong một môi trường lành mạnh.
- D. Có thể lớn lên và phát triển trong một gia đình hạnh phúc.
Câu 20: Giờ Trái Đất là một sáng kiến do:
A. Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên khởi xướng.
- B. Liên Hợp Quốc khởi xướng.
- C. Tổ chức Y tế Thế giới khởi xướng.
- D. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc khởi xướng.
Bình luận