Trắc nghiệm Đạo đức 5 Chân trời bài 12: Em sử dụng tiền hợp lí
Trắc nghiệm Đạo đức 5 chân trời sáng tạo có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 12: Em sử dụng tiền hợp lí Đạo đức 5 CTST. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Theo em, vì sao chúng ta phải tiết kiệm tiền?
- A. Vì để về sau có thể gửi vào ngân hàng.
B. Vì để hạn chế rủi ro trong tương lai, có nguồn tiền để chi trả các khoản đột xuất.
- C. Vì để khi trung niên không cần đi làm.
- D. Vì để dành cho những kì nghỉ vui chơi.
Câu 2: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói đến tiết kiệm tiền?
A. Chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn mới cần sử dụng tiền hợp lí.
- B. Sử dụng tiền hợp lí vì tiền là do công sức lao động vất vả làm ra.
- C. Vì dụng tiền hợp lí vì đây là thể hiện tình yêu thương, trân trọng công sức lao động của người thân trong gia đình.
- D. Sử dụng tiền hợp lí là cách góp phần giúp kinh tế đất nước phát triển.
Câu 3: Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?
A. Tiết kiệm tiền để mua sách.
- B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.
- C. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng.
- D. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi.
Câu 4: Tiết kiệm sẽ giúp chúng ta:
- A. Yêu đời hơn.
- B. Sống có ích.
C. Làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước.
- D. Tự tin trong công việc.
Câu 5: Đâu là biểu hiện của tiết kiệm?
- A. Không bảo quản những vật dụng đang dùng.
- B. Không đi làm đúng giờ.
- C. Không khóa vòi nước trong khi đánh răng.
D. Dùng lại những vật còn sử dụng được.
Câu 6: Câu thành ngữ, tục ngữ nói về tiết kiệm là :
A. Tích tiểu thành đại.
- B. Học, học nữa, học mãi.
- C. Có công mài sắt có ngày nên kim.
- D. Uống nước nhớ nguồn.
Câu 7: Ngoài việc tiết kiệm về tiền của, theo em chúng ta cần tiết kiệm yếu tố nào ?
- A. Nhân phẩm.
- B. Lời nói.
C. Sức khỏe.
- D. Hành động.
Câu 8: Em làm gì để tiết kiệm thời gian vào lúc rảnh rỗi?
- A. Chơi game.
- B. Đi mua sắm với bố mẹ.
- C. Đi chơi với bạn bè.
D. Học bài cũ và soạn bài mới, đọc sách, giúp bố mẹ việc nhà.
Câu 9: Đối lập với tiết kiệm là:
A. Xa hoa, lãng phí.
- B. Cẩu thả, hời hợt.
- C. Trung thực, thẳng thắn.
- D. Cần cù, chăm chỉ.
Câu 10: Đọc câu chuyện sau và cho biết em sẽ khuyên bố như thế nào ?
Nhà em trồng luống rau ở ngoài vườn, hằng ngày em thường thấy bố em lấy nước sử dụng trong gia đình để tưới rau trong khi đó trong nhà không có đủ nước sạch để dùng, không lấy nước ngoài ao để tưới rau.
A. Khuyên bố dùng nước ngoài ao để tưới rau, nước trong nhà để dùng cho sinh hoạt gia đình.
- B. Không nói gì cả.
- C. Em đồng tình với việc làm đó của bố.
- D. Em lấy nước sạch ra tưới rau giúp bố.
Câu 11: Câu tục ngữ, ca dao nào không nói về tiết kiệm?
- A. Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn.
- B. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
C. Ở đây một hạt cơm rơi, ngoài kia bao hạt mồ hôi thấm đồng.
- D. Làm người phải biết tiện tằn, đồ ăn thức mặc có ngắn thì thôi.
Câu 12: Câu nói: “Cơm thừa gạo thiếu” nói đến điều gì?
A. Lãng phí, thừa thãi.
- B. Cần cù, siêng năng.
- C. Trung thực, thẳng thắn.
- D. Tiết kiệm.
Bình luận