Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Đạo đức 5 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Đạo đức 5 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chọn ý đúng trong các ý sau đây?

  • A. Chỉ có đóng góp to lớn cho quê hương mới là người có công
  • B. Những người dùng quyền hành để tham ô là người có công với quê hương đất nước
  • C. Không phải ai cũng có thể trở thành người có công với đất nước
  • D. Người có đóng góp trong bất kì lĩnh vực nào của đời sống đều là người có công

Câu 2: Những việc làm nào sau đây thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt với người khác?

  • A. Khi thầy người khuyết tật đi qua, Lan trêu chọc họ
  • B.Nam chăm chú lắng nghe người bạn nước ngoài chia sẻ về văn hóa của họ
  • C. Hương chỉ chơi những người có hoàn cảnh giống mình
  • D. Nam không chơi với những bạn nhà nghèo

Câu 3: Hành động nào nên làm khi gặp khó khăn thử thách?

  • A. Chán nản, buông xuôi
  • B. Nỗ lực, quyết tâm
  • C. Bỏ cuộc
  • D. Than vãn

Câu 4: Những người có đóng góp to lớn cho quê hương, đất nước là:

  • A. Chiến sĩ, anh hùng lực lượng vũ trang bảo vệ bình yên cho tổ quốc, nhân dân.
  • B. Quan chức sử dụng quyền hành để chuộc lợi, làm điều vi phạm pháp luật. 
  • C. Chủ công ty, xí nghiệp lớn tại các địa phương tạo công ăn việc làm cho người dân.
  • D. Tất cả văn, nghệ sĩ nổi tiếng trong giới giải trí. 

Câu 5: Ai là người có công với quê hương, đất nước?

  • A. Mẹ Việt Nam Anh hùng.
  • B. Người lập nên một làng.
  • C. Tất cả những người giàu có, thành đạt.
  • D. Tất cả những người sinh sống trên đất nước Việt Nam.

Câu 6: Câu ca dao “Cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười” khuyên chúng ta phải biết:

  • A. Liêm khiết.
  • B. Giữ chữ tín.
  • C. Tôn trọng sự khác biệt của người khác.
  • D. Tôn trọng lẽ phải.

Câu 7: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói đến hậu quả của việc không vượt khó trong học tập và cuộc sống?

  • A. Sợ hãi, nản chí, không muốn hành động.
  • B. Không tin vào khả năng của bản thân.
  • C. Không có sự cầu tiến.
  • D. Giúp ta thành công và có nhiều niềm vui trong cuộc sống.

Câu 8: Đọc tình huống sau và cho biết: Nếu là Bin, em sẽ làm gì?

 Bin bị ốm nên phải nghỉ học nhiều ngày. Khi đi học lại Bin cảm thấy khó khăn vì không theo kịp bài trên lớp.

  • A. Nhờ sự giúp đỡ của bạn bè và thầy cô giảng lại bài học.
  • B. Mặc kệ những bài không hiểu.
  • C. Không đi học nữa.
  • D. Xin thầy cô cho miễn thi những bài không hiểu.

Câu 9: Vì sao chúng ta cần bảo vệ cái đúng, cái tốt?

  • A. Vì nó góp phần giúp xã hội thêm an toàn, công bằng và tốt đẹp.
  • B. Vì nó giúp con người gắn kết với nhau hơn.
  • C. Vì nó góp phần xây dựng một đất nước phát triển toàn diện.
  • D. Vì nó giúp cha mẹ hiểu con cái mình hơn.

Câu 10: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về người có công với quê hương, đất nước?

  • A.  Những người có đóng góp được nhân dân công nhận mới được coi là người có công với quê hương, đất nước.   
  • B. Những người được Nhà nước công nhân mới được coi là người có công với quê hương, đất nước.
  • C. Các nghệ sĩ tự do hoạt động trong làng giải trí cũng được coi là người có công với quê hương, đất nước.
  • D. Các nghệ nhân của các làng nghề truyền thống cũng được coi là người có công với quê hương, đất nước. 

Câu 11: Đâu không phải là phong trào, hoạt động thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước của học sinh?

  • A. Viếng nghĩa trang liệt sĩ.
  • B. Đi lễ đình, lễ chùa.
  • C. Viết thư cảm ơn, thăm hỏi các cô chú, ông bà là cựu chiến binh.
  • D. Tham gia các phong trào văn nghệ nhằm ca ngợi, tôn vinh những người có công với Tổ quốc.

Câu 12: Vì sao phải tôn trọng sự khác biệt của người khác?

  • A. Vì nó giúp mọi người trong gia đình yêu quý nhau hơn.
  • B. Vì nó không chỉ thể hiện tình cảm mà còn làm cho mọi người thấu hiểu nhau, gắn kết với nhau hơn.
  • C. Vì nó thể hiện sự trong sáng, đoàn kết, yêu thương của chúng ta.
  • D. Vì đây là một đức tính tốt đẹp của người dân Việt Nam.

Câu 13: Để vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống chúng ta không nên làm gì?

  • A. Suy nghĩ lạc quan và có niềm tin vào cuộc sống.
  • B. Nỗ lực, kiên trì với những việc mình làm, phấn đấu đạt được mục tiêu đã đặt ra.
  • C. Quyết tâm và tìm được cách giải quyết phù hợp.
  • D. Nản chí, trì hoãn mọi mục tiêu mà chúng ta đã đặt ra.

Câu 14: Câu chuyện Một nhà thơ chân chính kể về vương quốc nào?

  • A. Vương quốc Anh.
  • B. Vương quốc Chăm-pa.
  • C. Vương quốc Đa-ghét-xtan.
  • D. Vương quốc Cam-pu-chia.

Câu 15: Khi bạn em tự ti về ngoại hình, em cần phải làm gì?

  • A. Không chơi với bạn khi bạn tự ti.
  • B. Động viên và giải thích cho bạn về sự khác biệt.
  • C. Lịch sự và tôn trọng bạn.
  • D. Cảm thông và hỗ trợ giúp đỡ bạn.

Câu 16: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống?

  • A. Ăn cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi.
  • B. Đói cho sạch, rách cho thơm.
  • C. Một câu nhịn, chín câu lành.
  • D. Có chí thì nên.

Câu 17: Nguyễn Thế Phong đươc miêu tả cầm bút viết như thế nào?

  • A. Dùng miệng ngậm lấy bút, rồi đưa bút đi từng nét chữ.
  • B. Dùng đôi chân kẹp lấy bút, rồi đưa bút đi từng nét chữ.
  • C. Cúi đầu ngậm lấy bút, kê lên tay, rồi dùng cằm đưa bút đi từng nét chữ.
  • D. Dùng hai bàn tay kẹp lấy bút, rồi đưa bút đi từng nét chữ.

Câu 18: Những tấm gương vượt khó mang đến điều gì cho mọi người xung quanh?

  • A. Truyền tải và lan tỏa giá trị tích cực đến mọi người.
  • B. Lan tỏa tình yêu thương đến mọi người.
  • C. Lan tỏa sự đoàn kết giữa người với người.
  • D. Lan tỏa lòng dũng cảm, gan dạ đến mọi người.

Câu 19: Để bảo vệ cái đúng, cái tốt chúng ta cần làm gì?

  • A. Tham gia những việc không liên quan đến mình.
  • B. A dua theo ý kiến đám đông.
  • C. Bênh vực những việc làm không chuẩn mực đạo đức.
  • D. Tôn trọng và bảo vệ sự thật.

Câu 20: Ý nào dưới đây đúng khi nói về người có công với quê hương, đất nước?

  • A. Những người không thuộc dân tộc thiểu số mới được công nhận là người có công với quê hương, đất nước. 
  • B. Những người lớn tuổi và có đóng góp to lớn mới được công nhận là người có công với quê hương, đất nước. 
  • C. Những thanh thiếu niên, nhi đồng là tấm gương cho thế hệ trẻ mới được công nhận là người có công với quê hương, đất nước. 
  • D. Những người có đóng góp giúp xã hội trở nên tốt đẹp hơn, không phân biệt tuổi tác, giới tính, dân tộc đều được công nhận là người có công với quê hương, đất nước.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác