Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Đạo đức 5 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Đạo đức 5 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khi em thấy một hành động sai trái, em nên:

  • A. Làm ngơ, không can thiệp.
  • B. Tôn trọng ý kiến của người làm sai.
  • C. Bảo vệ cái đúng, cái tốt bằng cách nhắc nhở hoặc báo cáo.
  • D. Khuyến khích hành động sai trái nếu người đó là bạn.

Câu 2: Trong một buổi học, cô giáo nói rằng: "Các bạn nên giúp đỡ những người xung quanh mình." Em sẽ hiểu câu này như thế nào?

  • A. Giúp đỡ chỉ khi có ai đó yêu cầu.
  • B. Giúp đỡ người khác không phải vì mong đợi điều gì.
  • C. Giúp đỡ người khác chỉ khi thấy cần thiết.
  • D. Giúp đỡ chỉ khi đó là người bạn thân thiết của mình.

Câu 3: Trong một buổi sinh hoạt lớp, bạn Nam bị bạn Minh trêu chọc vì bạn Minh nghĩ bạn Nam có vẻ yếu đuối. Em sẽ làm gì trong tình huống này?

  • A. Lờ đi và không can thiệp.
  • B. Lập tức lên tiếng bảo vệ bạn Nam và yêu cầu bạn Minh ngừng trêu chọc.
  • C. Cười và nghĩ rằng đó là trò đùa vui.
  • D. Tham gia cùng bạn Minh để trêu chọc bạn Nam. 

Câu 4: Em đồng ý với lí do cần biết ơn người có công với quê hương, đất nước nào sau đây?

  • A. Sự đóng góp làm thay đổi nhận thức, hành động của một nhóm người nhỏ trong xã hội.
  • B. Tài năng của cá nhân đem đến danh tiếng và sự phát triển cho cá nhân đó.
  • C. Những đóng góp của họ góp phần nâng cao nhận thức của giới trẻ. 
  • D. Dân tộc Việt Nam từ muôn đời nay có truyền thống uống nước nhớ nguồn tốt đẹp.

Câu 5: Vào ngày 27/7 – Ngày Thương binh – Liệt sỹ các cơ quan chính quyền, tổ chức tình nguyện thường đến thăm hỏi gia đình thương binh liệt sỹ, bà mẹ việt nam anh hùng. Điều đó thể hiện điều gì?

  • A. Truyền thống đoàn kết của dân tộc.
  • B. Truyền thống đền ơn đáp nghĩa.
  • C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
  • D. Truyền thống nhân ái.

Câu 6: Quốc tế Khoan dung là ngày nào?

  • A. Ngày 15/11 hằng năm.
  • C. Ngày 17/11 hằng năm.
  • B. Ngày 16/11 hằng năm.
  • D. Ngày 18/11 hằng năm.

Câu 7: Phong đạt được danh hiệu Học sinh Giỏi trong mấy năm?

  • A. Bốn năm liền.
  • C. Hai năm liền.
  • B. Ba năm liền.
  • D. Năm năm liền.

Câu 8: Em lựa chọn cách nào dưới đây để bảo vệ cái đúng, cái tốt?

  • A. Ủng hộ khi bạn làm theo cái đúng, cái tốt.
  • B. Chỉ lên án những cái xấu liên quan đến mình.
  • C. Không nói ra cái sai của bạn để tránh bị bạn giận.
  • D. Noi gương và học tập những việc làm không đúng.

Câu 9: Theo em, cần thể hiện thái độ như thế nào với những tấm gương vượt khó trong học tập và cuộc sống?

  • A. Trân trọng, ngưỡng mộ, học tập theo.
  • B. Bác bỏ, phê phán, chê trách.
  • C. Mặc kệ, không quan tâm.
  • D. Lắng nghe, thông cảm.

Câu 10: Trong một thế giới phát triển không đồng đều, bất công và bạo lực, phân biệt đối xử,… vẫn đạng tồn tại thì lòng khoan dung:

  • A. Có ý nghĩa đặc biệt, có vị trí quan trọng để gắn kết và xây dựng một thế giới hòa bình và thịnh vượng.
  • B. Mang một tầm vóc cao cả đối với cuộc sống con người.
  • C. Là một phẩm chất cao quý của mỗi con người.
  • D. Là một đức tính tốt đẹp của nhân dân ta.

Câu 11: Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thứ đã có công gì đối với quê hương, đất nước?

  • A. Dũng cảm khi đào hầm để làm căn cứ bí mật cho các chiến sĩ hoạt động cách mạng.
  • B. Không quản nguy nan nuôi giấu chiến sĩ, , chịu nỗi đau mất mát 12 người thân trong chiến tranh để bảo vệ non sông, đất nước. 
  • C. Chèo thuyền đưa các chiến sĩ qua con sông Thạch Hãn tiến vào thành cổ Quảng Trị chiến đấu với quân xâm lược. 
  • D. Quả cảm khi chiến đấu trực diện với quân địch để bảo vệ người dân và nuôi giấu chiến sĩ cách mạng. 

Câu 12: Mạc Đĩnh Chi đã đỗ Trạng nguyên vào khoa thi năm nào?

  • A. Năm 1304.
  • C. Năm 1306.
  • B. Năm 1305.
  • D. Năm 1307.

Câu 13: Theo em, hành vi nào sau đây thể hiện việc làm bảo vệ cái đúng, cái tốt?

  • A. Chỉ làm những việc mình thích.
  • B. Chấp hành tốt nội quy trường lớp.
  • C. Gió chiều nào theo chiều ấy, cố gắng không làm mất lòng ai.
  • D. Tham gia những việc làm sai trái cùng các bạn.

Câu 14: Đâu không phải là cách để vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống?

  • A. Nhờ bạn bè, người thân nhắc nhở, hỗ trợ.
  • B. Đặt mục tiêu và phân chia giờ giấc rõ ràng.
  • C. Tự động viên chính mình và học hỏi thêm người khác.
  • D. Nản chí và không cần sự giúp đỡ từ người khác.

Câu 15: Tượng đài Phụ nữ “Ba đảm đang” được đặt ở đâu?

  • A. Huyện Mê Linh – Thành phố Hà Nội.
  • B. Thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội.
  • C. Huyện Phúc Thọ - Thành phố Hà Nội.
  • D. Huyện Đan Phượng – Thành phố Hà Nội.

Câu 16: Ngày 27 tháng 7 hằng năm là ngày gì?

  • A. Ngày Thương binh – Liệt sĩ.
  • B. Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • C. Ngày Quốc tế Lao động.
  • D. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương.

Câu 17: Bạn Phạm Ngọc Tiểu Vy sinh ra trong hoàn cảnh nào?

  • A. Mất mẹ từ nhỏ, lớn lên trong vòng tay của ba.
  • B. Mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ.
  • C. Nhà nghèo, khó khăn, ba mẹ đi làm xa.
  • D. Bố mất sớm, mẹ đi bước nữa.

Câu 18: Đâu không phải là biểu hiện tôn trọng sự khác biệt?

  • A. Biết trân trọng, lắng nghe ý kiến của người khác.
  • B. Không có sự phân biệt đối xử với ai.
  • C. Cư xử lễ độ với tất cả mọi người.
  • D. Chỉ tôn trọng ý kiến của người thân.

Câu 19: Câu ca dao, tục ngữ thể hiện sự biết ơn người có công với quê hương, đất nước là:

  • A. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
  • B. Uống nước nhớ nguồn.
  • C. Công cha như núi Thái Sơn.
  • D. Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng. 

Câu 20: Khi nhắc tới bông hoa Lê ki ma gợi nhớ về người anh hùng dân tộc nào?

  • A. Nữ anh hùng Nguyễn Thị Chiên.
  • B. Nữ anh hùng Võ Thị Sáu.
  • C. Nữ anh hùng Nguyễn Thị Lý.
  • D. Nữ anh hùng Nguyễn Thị Minh Khai. 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác