Trắc nghiệm ôn tập Đạo đức 5 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 4)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Đạo đức 5 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Em và bạn Lan có ý tưởng khác nhau về việc tổ chức hoạt động lớp. Em sẽ:
- A. Cãi nhau để bảo vệ quan điểm của mình.
B. Lắng nghe ý kiến của bạn và tìm cách thỏa thuận để có phương án chung.
- C. Đặt ý kiến của mình lên hàng đầu và bỏ qua ý kiến của bạn.
- D. Không quan tâm và để bạn Lan làm theo ý mình.
Câu 2: Trong một buổi học, cô giáo nói rằng: "Các bạn nên giúp đỡ những người xung quanh mình." Em sẽ hiểu câu này như thế nào?
- A. Giúp đỡ chỉ khi có ai đó yêu cầu.
B. Giúp đỡ người khác không phải vì mong đợi điều gì.
- C. Giúp đỡ người khác chỉ khi thấy cần thiết.
- D. Giúp đỡ chỉ khi đó là người bạn thân thiết của mình.
Câu 3: Khi em gặp phải khó khăn trong cuộc sống, điều quan trọng nhất em cần làm là gì?
- A. Chán nản và bỏ cuộc.
B. Tìm cách vượt qua khó khăn và không ngừng cố gắng.
- C. Cố gắng trốn tránh và hy vọng vấn đề sẽ tự giải quyết.
- D. Đổ lỗi cho người khác và không thay đổi bản thân.
Câu 4: Theo em, vì sao cần tổ chức các hoạt động Giỗ tổ Hùng Vương vào 10/3 âm lịch hằng năm?
A. Để tri ân, tưởng nhớ công các Vua Hùng có công dựng nước. Đồng thời, nhắc nhớ chúng ta về trách nhiệm phải sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh của thế hệ đi trước.
- B. Để thể hiện chúng ta là người biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
- C. Vì đó là trách nhiệm của Nhà nước và những người lớn tuổi.
- D. Vì đó là những người có đóng góp thầm lặng cho chúng ta.
Câu 5: Nhân vật nào dưới đây là tấm gương vượt khó?
A. Hiệp sĩ công nghệ số Nguyễn Công Hùng.
- B. Trung tá Trương Hồng Kỳ.
- C. Anh hùng Phan Đình Giót.
- D. Anh hùng Tô Vĩnh Diện
Câu 6: Đâu không phải ý nghĩa vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống?
- A. Giúp bản thân tiến bộ hơn.
- B. Giúp rèn luyện sự kiên trì, nhẫn nại.
C. Khiến cho bản thân mệt mỏi và dễ chán nản.
- D. Giúp ta thành công và có nhiều niềm vui trong cuộc sống.
Câu 7: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về đóng góp của Vua Lý Thái Tổ với quê hương, đất nước?
- A. Dời kinh đô Hoa Lư về thành Đại La sau được đổi tên thành Thăng Long.
B. Dẹp loạn 12 sứ quân.
- C. Dẹp loạn bờ cõi, mở rộng mối giao bang với các nước láng giềng.
- D. Đặt nền móng cho thời kì thịnh trị của dân tộc.
Câu 8: Ngày Thương binh – liệt sĩ, ngày tri ân, tưởng nhớ ai?
- A. Những người hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- B. Các anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi trong cuộc kháng chiến thực dân.
- C. Những thầy thuốc giỏi – có công lao to lớn trong ngành y học Việt Nam.
D. Các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh – những người có công với quê hương, đất nước.
Câu 9: Đâu là người có công đối với quê hương, đất nước trong lĩnh vực y học?
A. Chủ tịch Hồ Chí Minh
B. Nhạc sĩ Hoàng Vân
C. Kỹ sư Trần Đại Nghĩa
D. Giáo sư Tôn Thất Tùng
Câu 10: Khi bạn thân mắc khuyết điểm, em sẽ:
- A. Giả vờ không biết.
- C. Không chơi với bạn nữa.
B. Thẳng thắn góp ý.
- D. Bao che cho bạn.
Câu 11: Ý nào dưới đây thể hiện sự quyết tâm theo đuổi con chữ của bạn Phong trong câu chuyện Vượt khó học tập?
A. Sau hàng nghìn lần tập luyện bằng cách cúi đầu ngậm bút, kê lên tay rôif dùng cằm đưa từng nét chữ.
- B. Nghị lực vươn lên hoàn cảnh của em đã làm lay động lòng người
- C. Là một học sinh tiêu biệu, xuất sắc nhất trong lớp.
- D. Ngày ngày cậu đều luyện chữ cùng bố mẹ trước hiên nhà.
Câu 12: Trong câu chuyện Một nhà thơ chân chính, nhà thơ cuối tùng cất tiếng hát là lời hát:
- A. Ngân vang, tha thiết, hào hùng về vị vua lúc bấy giờ.
B. Phơi bày sự thật về nỗi thống khổ của người dân, phê phán thói xấu xa của nhà vua.
- C. Vang dội, bừng bừng sức sống như ngọn lửa bất diệt.
- D. Phơi bày cuộc sống nghèo đói của nhân dân và nền kinh tế nước nhà.
Câu 13: Đọc tình huống sau và cho biết: Nếu chứng bkiến việc làm đó của các bạn, em sẽ làm gì?
Nhung có sở thích làm đồ tái chế nên thường thu nhập chai nhựa, hộp giấy bỏ đi. Một số bạn chế giễu, trêu chọc và gọi bạn là “Nhung nhặt rác”.
- A. Em không quan tâm vì đó không phải chuyện của mình.
- B. Em sẽ ủng hộ các bạn để trêu Nhung.
- C. Em sẽ đến an ủi Nhung rồi thôi.
D. Em sẽ khuyên bảo các bạn không nên làm vậy vì việc làm của các bạn là sai.
Câu 14: Đâu là câu ca dao, tục ngữ về bảo vệ cái đúng, cái tốt?
- A. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
- B. Ăn cháo đá bát.
C. Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn.
- D. Ăn cho thật, nói cho thà.
Câu 15: Phạm Ngọc Tiểu Vy là một người như thế nào?
A. Ngoan hiền, siêng năng, ham học.
- B. Nghịch ngợm, thông minh, ham học.
- C. Dũng cảm, gan dạ, tài trí.
- D. Dịu dàng, ngoan ngoãn, vui vẻ.
Câu 16: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về ngày 27 tháng 7?
- A. Là ngày Thương binh – liệt sĩ.
- B. Là ngày tri ân, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ, thuong binh, bệnh binh – những người có công với quê hương, đất nước.
C. Là dịp nhắc nhở chúng ta phải sống sao cho xứng đáng với công lao của các lương y, bác sĩ.
- D. Là thời gian nở rộ các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” với những người anh hùng có công với quê hương, đất nước.
Câu 17: Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng được xây dựng tại núi Cấm, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam lấy nguyên mẫu hình ảnh người mẹ Việt Nam Anh hùng nào?
A. Mẹ Nguyễn Thị Thứ.
- B. Mẹ Nguyễn Thị Thập.
- C. Mẹ Nguyễn Thị Suốt.
- D. Mẹ Nguyễn Thị Tân.
Câu 18: Khi tự mình không giải quyết được khó khăn thì chúng ta cần làm gì?
- A. Mặc kệ, không quan tâm.
B. Cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ người đáng tin cậy.
- C. Đi dạo cùng bạn bè.
- D. Đi làm việc khác dễ hơn.
Câu 19: Em hãy cho biết câu nhận định dưới đây của ai?
Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt.
- A. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
- B. Mác Lê-nin.
- C. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
D. Mác-tin Lu-dơ Kinh.
Câu 20: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về sự vượt khó trong học tâp và cuộc sống?
- A. Giấy rách phải giữ lấy lề.
B. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
- C. Trách mình trước, trách người sau.
- D. Tốt danh hơn lành áo.
Bình luận