Tắt QC

Trắc nghiệm Đạo đức 5 Chân trời bài 4: Em nhận biết khó khăn trong học tập và cuộc sống

Trắc nghiệm Đạo đức 5 chân trời sáng tạo có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 4: Em nhận biết khó khăn trong học tập và cuộc sống Đạo đức 5 CTST. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1:  Câu thơ dưới đây do ai viết?

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

  • A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • B. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
  • C. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
  • D. Nhà thơ Tố Hữu.

Câu 2: Nguyễn Thế Phong được miêu tả cầm bút viết như thế nào?

  • A. Dùng miệng ngậm lấy bút, rồi đưa bút đi từng nét chữ.
  • B. Dùng đôi chân kẹp lấy bút, rồi đưa bút đi từng nét chữ.
  • C. Cúi đầu ngậm lấy bút, kê lên tay, rồi dùng cằm đưa bút đi từng nét chữ.
  • D. Dùng hai bàn tay kẹp lấy bút, rồi đưa bút đi từng nét chữ.

Câu 3: Phong đạt được danh hiệu Học sinh Giỏi trong mấy năm?

  • A. Bốn năm liền.
  • B. Ba năm liền.
  • C. Hai năm liền.
  • D. Năm năm liền.

Câu 4: Vì sao phải vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống?

  • A. Vì nó giúp moi người có tính đoàn kết hơn.
  • B. Vì nó giúp bản thân tiến bộ hơn.
  • C. Vì nó giúp xã hội không phân biệt giàu nghèo.
  • D. Vì nó giúp người với người gần nhau hơn.

 Câu 5: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về Phong trong câu chuyện Vượt khó học tập?

  • A. Phong có ước mơ được làm bác sĩ.
  • B. Quê ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
  • C. Sinh ra bị liệt tứ chi.
  • D. Đạt danh hiệu Học sinh Giỏi trong ba năm liền.

Câu 6: Đâu không phải ý nghĩa vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống?

  • A. Giúp bản thân tiến bộ hơn.
  • B. Giúp rèn luyện sự kiên trì, nhẫn nại.
  • C. Khiến cho bản thân mệt mỏi và dễ chán nản.
  • D. Giúp ta thành công và có nhiều niềm vui trong cuộc sống.

Câu 7: Ý nào dưới đây thể hiện sự quyết tâm theo đuổi con chữ của bạn Phong trong câu chuyện Vượt khó học tập?

  • A. Sau hàng nghìn lần tập luyện bằng cách cúi đầu ngậm bút, kê lên tay rồi dùng cằm đưa từng nét chữ.
  • B. Nghị lực vươn lên hoàn cảnh của em đã làm lay động lòng người
  • C. Là một học sinh tiêu biểu, xuất sắc nhất trong lớp.
  • D. Ngày ngày cậu đều luyện chữ cùng bố mẹ trước hiên nhà.

Câu 8: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói đến hậu quả của việc không vượt khó trong học tập và cuộc sống?

  • A. Sợ hãi, nản chí, không muốn hành động.
  • B. Không tin vào khả năng của bản thân.
  • C. Không có sự cầu tiến.
  • D. Giúp ta thành công và có nhiều niềm vui trong cuộc sống.

Câu 9: Khi tự mình không giải quyết được khó khăn thì chúng ta cần làm gì?

  • A. Mặc kệ, không quan tâm.
  • B. Cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ người đáng tin cậy.
  • C. Đi dạo cùng bạn bè.
  • D. Đi làm việc khác dễ hơn.

Câu 10: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về sự vượt khó trong học tập và cuộc sống?

  • A. Giấy rách phải giữ lấy lề.
  • B. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
  • C. Trách mình trước, trách người sau.
  • D. Tốt danh hơn lành áo.

Câu 11: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây không nói về vượt khó trong học tập và cuộc sống?

  • A. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
  • B. Nước chảy đá mòn.
  • C. Đời cha ăn mặn đời con khát nước.
  • D. Có chí làm quan, có gan làm giàu.

Câu 12: Em hãy cho biết, hình ảnh dưới đây nói về ai?

Tấm gương về nghị lực của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký

  • A. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký.
  • B. Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi.
  • C. Nguyễn Văn Duy.
  • D. Hiệp sĩ công nghệ số Nguyễn Công Hùng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác