Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Đạo đức 5 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Đạo đức 5 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ngày 27/7 hằng năm được coi là ngày:

  • A. Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân Việt Nam.
  • B. Ngày truyền thống lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam.
  • C. Ngày tưởng niệm thương binh, liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến giành độc lập, bảo vệ tổ quốc.
  • D. Ngày kỉ niệm Cách mạng Tháng Tám thành công, thống nhất đất nước. 

Câu 2: Em sẽ làm gì khi ông bà em thường rơi vãi cơm khi ăn vì tuổi già, sức yếu?

  • A. Lịch sự và giỉa thích cho ông bà.
  • B. Nói với bố mẹ để bố mẹ giúp ông bà.
  • C. Cảm thông và hỗ trợ, giúp đỡ ông bà trong sinh hoạt.
  • D. Mặc kệ, không quan tâm đến ông bà.

Câu 3: Bảo vệ cái đúng, cái tốt là gì?

  • A. Là những việc làm có ích cho người khác và xã hội.
  • B. Là không quan tâm những điều không liên quan đến mình.
  • C. Là bảo vệ những cái mình cho là đúng.
  • D. Là bảo vệ quyền lợi của cá nhân mình.

Câu 4: Ý kiến nào sau đây không phải là bảo vệ cái đúng, cái tốt?

  • A. Nhắc nhở bạn thực hiện đầy đủ nội quy trường, lớp.
  • B. Nhắc nhở bạn làm bài tập đầy đủ.
  • C. Bênh vực bạn khi bạn làm sai.
  • D. Nhắc nhở bạn đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.

Câu 5: Những hành vi nào sau đây biểu hiện của sự tôn trọng người khác?

(1) Coi thường bạn vì bạn nghèo hơn mình.

(2) Kính trọng và lễ phép với ông bà, cha mẹ.

(3) Công nhận và biết học hỏi những điểm tốt đẹp từ người khác.

(4) Đọc trộm thư từ, nhật kí của người khác.

(5) Bịa đặt, vu khống, nói xấu người khác.

(6) Cảm thông, chia sẻ khi người khác gặp bất hạnh.

  • A. (3), (5), (6)
  • B. (1), (2), (4), (6)
  • C. (2), (4), (6)
  • D. (2), (3), (6)

Câu 6: Nhân vật nào sau đây không phải là người có công với quê hương đất nước?

  • A. Lý Thái Tổ.
  • B. Ngô Đình Diệm. 
  • C. Kim Đồng.
  • D. Trần Quốc Toản.

Câu 7: Đâu là câu ca dao, tục ngữ tôn trọng sự khác biệt?

  • A. Khó mà biết lẽ biết lời
  • B. Gần mực thì den, gần đèn thì rạng.
  • C. Thật vàng, không sợ lửa.
  • D. Nói phải củ cải cũng nghe.

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về người có công với quê hương, đất nước?

  • A. Chỉ là những người tham gia chiến đấu nơi chiến trường. 
  • B. Những người lợi dụng quyền hạn để trục lợi cá nhân không phải là người có công với quê hương đất nước.
  • C. Tham gia các hoạt động rèn luyện sức khỏe cũng là biết ơn người có công với quê hương, đất nước. 
  • D. Biết ơn người có công với quê hương, đất nước vì họ giúp cho xã hội tốt đẹp hơn. 

Câu 9: Hình ảnh dưới đây, cho biết điều gì?

TRẮC NGHIỆM   TRẮC NGHIỆM

 

  • A. Thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
  • B. Thể hiện lòng kính trọng đối với những người lón tuổi.
  • C. Thể hiện tình cảm đoàn kết của các em thiếu nhi.
  • D. Thể hiện sự vui vẻ, trong sáng, nhiệt huyết của các em nhỏ.

Câu 10: Vì sao phải vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống?

  • A. Vì nó giúp moi người có tính đoàn kết hơn.
  • B. Vì nó giúp bản thân tiến bộ hơn.
  • C. Vì nó giúp xã hội không phân biệt giàu nghèo.
  • D. Vì nó giúp người với người gần nhau hơn.

Câu 11: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về Phong trong câu chuyện Vượt khó học tập?

  • A. Phong có ước mơ được làm bác sĩ.
  • B. Quê ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
  • C. Sinh ra bị liệt tứ chi.
  • D. Đạt danh hiệu Học sinh Giỏi trong ba năm liền.

Câu 12: Khi trẻ em không thể tự giải quyết được khó khăn thì cần phải làm gì?

  • A. Tạm thời bỏ qua khó khăn trước mắt.
  • B. Làm việc khác dễ hơn.
  • C. Tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ từ người khác.
  • D. Không quan tâm nữa.

Câu 13: Buổi tối, do không có đèn dầu Mạc Đĩnh Chi đã:

  • A. Đốt nến để học.
  • B. Bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng để học.
  • C. Sang nhà bạn học nhờ.
  • D. Đốt củi lấy ánh sáng để học.

Câu 14: Danh hiệu cao quý dành cho người phụ nữ Việt Nam thể lòng biết ơn, vinh danh đối với những đóng góp và mất mát người thân trong kháng chiến là:

  • A. Phụ nữ Việt Nam. 
  • B. Phụ nữ Việt Nam Anh hùng.
  • C. Bà mẹ Việt Nam.
  • D. Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. 

Câu 15: Tôn trọng sự khác biệt là gì?

  • A. Là tôn trọng sở thích cá nhân của mình.
  • B. Là không cần lắng nghe ý kiến của người khác.
  • C. Là khi bạn biết trân trọng, lắng nghe ý kiến của người khác.
  • D. Là lắng nghe những điều mà bản thân thấy đúng.

Câu 16: Theo câu chuyện Vượt khó trong học tập, nhân vật chính được nhắc đến là ai?

  • A. Nguyễn Thế Phong.
  • B. Đoàn Phạm Khiêm.
  • C. Nguyễn Công Hùng.
  • D. Nguyễn Thị Kim Anh.

Câu 17: Ý nào sau đây không đúng khi nói về Mạc Đĩnh Chi?

  • A. Từ nhỏ đã rất lanh lợi và thông minh.
  • B. Trong khi bạn bè được đi học, ông phải vào rừng kiếm măng.
  • C. Đỗ Trạng nguyên vào khoa thi năm Giáp Thìn.
  • D. Không có vở, ông dùng lá thay giấy để viết.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác