Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Đạo đức 5 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Đạo đức 5 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1:  Em muốn đạt được mục tiêu học tốt trong năm nay. Em sẽ làm gì để lập kế hoạch đạt được mục tiêu đó?

  • A. Không có kế hoạch gì, làm việc gì cũng tùy hứng.
  • B. Xác định mục tiêu cụ thể, chia nhỏ công việc và học đều đặn mỗi ngày.
  • C. Đợi đến kỳ thi mới bắt đầu ôn tập.
  • D. Chỉ học những môn em yêu thích và bỏ qua môn khác.

Câu 2:  Nếu em thấy ai đó có hành vi không phù hợp, như chạm vào người khác mà không xin phép, em sẽ làm gì?

  • A. Cảm thấy lo lắng nhưng không nói gì.
  • B. Báo cho người lớn hoặc giáo viên.
  • C. Cảm thấy vui vì người đó đã làm điều này.
  • D. Giúp người đó tiếp tục hành vi xâm hại mà không lên tiếng.

Câu 3:  Em có một số tiền tiết kiệm từ việc làm thêm. Em sẽ sử dụng số tiền này như thế nào?

  • A. Chi tiêu tất cả vào những thứ không cần thiết.
  • B. Dùng một phần để mua đồ dùng học tập, phần còn lại để tiết kiệm cho tương lai.
  • C. Mua những món đồ chơi mới mà không suy nghĩ.
  • D. Đưa toàn bộ cho bạn bè để mọi người vui.

Câu 4: Nguyên nhân dẫn đến cháy rừng trong thư Thư gửi người lính cứu hỏa là gì?

  • A. Nắng nóng kéo dài bất thường, xuất phát từ biến đổi khí hậu do ô nhiễm môi trường.
  • B. Do nạn chặt phá rừng trái phép và sự quản lí chưa chặt chẽ của chính phủ.
  • C. Do người dân đốt củi trên rừng.
  • D. Do núi lửa phun trào, xuất phát từ biến đổi khí hậu

Câu 5: Để phòng chống lũ lụt và hạn chế thiệt hại do lũ lụt gây ra chúng ta cần làm gì?

  • A. Đốt rừng để làm nương rẫy.
  • B. Chặt bỏ lấy diện tích để làm nhà sinh sống.
  • C. Phủ xanh đồi trọc bằng cách trồng thêm cây.
  • D. Chặt những cây gỗ quý bán lấy tiền.

Câu 6: Khi lập bản kế hoạch cá nhân, cần chú ý điều gì?

  • A. Lời văn ngắn ngọn.
  • B. Phải kẻ bảng.
  • C. Chỉ nên viết kế hoạch ngắn gọn.
  • D. Đầy đủ, chi tiết, lời văn rườm rà.

Câu 7: Em sẽ làm gì trong tình huống sau?

 Thanh thường bị một nhóm bạn trong lớp trêu chọc, bàn tán về ngoại hình. Mỗi lần thấy Thanh, mấy bạn đó lại cười cợt chê bai.

  • A. Giấu kĩ chuyện Thanh bị các bạn trêu chọc.
  • B. Bảo các bạn không được làm vậy và sẽ báo lên thầy cô giáo.
  • C. Mặc kệ, không quan tâm vì không phải chuyện của mình.
  • D. An ủi Thanh nhưng không bảo thầy cô.

Câu 8: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới hình thức để làm gì?

  • A. Không bị xâm hại tình dục, không bị bỏ rơi, bỏ mặc,…
  • B. Bị bóc lột sức lao động.
  • C. Bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
  • D. Bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc.

Câu 9: Luật Trẻ em đã được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày tháng năm nào?

  • A. Ngày 05/04/2016.
  • C. Ngày 07/04/2016.
  • B. Ngày 06/04/2016.
  • D. Ngày 08/04/2016.

Câu 10: Đâu là biểu hiện của tiết kiệm?

  • A. Không bảo quản những vật dụng đang dùng.
  • B. Không đi làm đúng giờ.
  • C. Không khóa vòi nước trong khi đánh răng.
  • D. Dùng lại những vật còn sử dụng được.

Câu 11:  Người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có thể:

  • A. Bị xử lí hình sự và phạt hành chính 200 triệu đồng.
  • B. Bị xử lí hình sự lên tới 20 năm.
  • C. Bị xử phạt hành chính lên tới 300 triệu đồng.
  • D. Chịu mức án cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình.

Câu 12: Theo em, việc nuôi lợn, trâu thả rông quanh nhà gây ô nhiễm môi trường như thế nào?

  • A. Ảnh hưởng quá trình phát triển của các loài cây xung quanh.
  • B. Ảnh hưởng tới phát triển kinh tế của người dân.
  • C. Ảnh hưởng môi trường sống dân cư, phát sinh dịch bệnh, sức khỏe cộng đồng,…
  • D. Ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ, gây ra ô nhiễm nguồn nước.

Câu 13: Ý nào sau đây không đúng khi nói về bảo vệ môi trường?

  • A. Là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
  • B. Chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.
  • C. Gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, ađrm bảo quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
  • D. Là bảo vệ sự sống của con người và những sinh vật trên Trái Đất.

Câu 14: Em chọn cách ứng phó nào dưới đây nếu gặp nguy cơ bị xâm hại?

  • A. Chịu đựng.
  • B. Run sợ, khóc lóc.
  • C. Nói với người xâm hại rằng sẽ mách bố mẹ.
  • D. Gọi cho Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111.

Câu 15: Tiết kiệm sẽ giúp chúng ta:

  • A. Yêu đời hơn.
  • B. Sống có ích.
  • C. Làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước.
  • D. Tự tin trong công việc.

Câu 16: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của xâm hại?

  • A. Bác hàng xóm bế Nam vào viện khi bạn ngã cầu thang.
  • B. Chú hàng xóm cố tình vuốt má, sờ vào người Hoa mỗi khi gặp khiến bạn cảm thấy không thoải mái.
  • C. Bác sĩ bảo An cởi áo để khám ngữ khi có cả mẹ bạn ở đó.
  • D. Bố mẹ vui mừng ôm lấy Lan khi bạn đạt được học sinh giỏi môn Hóa cấp tỉnh.

Câu 17: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về bảo vệ môi trường sống?

  • A. Phá rừng như thể phá nhà
  • B. Xa mỏi chân, gần mỏi miệng.
  • C. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
  • D. Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng.

Câu 18: Theo em, vì sao phải lập và thực hiện kế hoạch cá nhân?

  • A. Vì chúng ta có thể sắp xếp hiệu quả thời gian để đạt được mục đích mà mình đề ra.
  • B. Vì nó giúp con người có tinh thần tự chủ, dũng cảm, không dựa dẫm.
  • C. Vì nó giúp chúng ta có nhiều thời gian bên cạnh người thân hơn.
  • D. Vì nó giúp con người có kĩ năng quản lí chi tiêu, giúp cho cuộc sống hạnh phúc, dễ dàng hơn.

Câu 19: Hình ảnh nào sau đây không phải là biểu hiện của xâm hại trẻ em?

TRẮC NGHIỆM   TRẮC NGHIỆM   TRẮC NGHIỆM   TRẮC NGHIỆM

 

Hình 1.Hình 2.Hình 3.Hình 4.
  • A. Hình 1.
  • B. Hình 2.
  • C. Hình 3.
  • D. Hình 4.

Câu 20: Chi tiết nào sau đây không có trong thư Thư gửi người lính cứu hỏa?

  • A. Thảm họa cháy rừng nhiệt đới A-ma-zôn vào năm 2019.
  • B. Biến đổi khí hậu do ô nhiễm môi trường là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến cháy rừng.
  • C. Có hơn 50 người thiệt mạng trong vụ cháy rừng ở Ô-xtrây-li-a.
  • D. Cháy rừng ở Ô-xtrây-li-a gây ra hàng nghìn ngôi nhà bị phá hủy.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác