Giáo án VNEN bài Mở đầu (T2)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Mở đầu (T2). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 6 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án VNEN bài Mở đầu (T2)

Tuần:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết:

Bài 1: MỞ ĐẦU (T2)

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

- Làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa học và quy trình nghiên cứu khoa học.

- Tìm hiểu một số thành tựu nghiên cứu khoa học trong đời sống.

  1. Kỹ năng

- Hình thành kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng báo cáo khoa học.

  1. Thái độ

- Tạo hứng thú, bước đầu hình thành kĩ năng quan sát và có ý thức tìm tòi, nghiên cứu trong những hiện tượng tự nhiên, yêu thích môn khoa học.

  1. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.

- Năng lực chuyên biệt: Trình bày được mối quan hệ giữa cá kiến thức vật lí, sinh học,      hóa học. Quan sát các hiện tượng diễn ra trong thí nghiệm và mô tả lại. Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lý các thông tin từ các nguồn khác nhau. Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lý các kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét.

- Phẩm chất: Hình thành phẩm chất, tác phong nghiên cứu khoa học. Lập được kế hoạch hoạt động học tập.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Giáo viên

- Thí nghiệm 1: 1 cốc nước nóng, 1 cốc nước lạnh, 1 lọ mực, 1 ống nhỏ giọt.

- Thí nghiệm 2: 1 vỏ chai, 1 quả bong bóng, chậu nước nóng, khăn bông.

  1. Học sinh

- Sách hướng dẫn học môn KHTN, vở ghi.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

  1. Hình thức tổ chức dạy học: trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
  2. Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
  3. Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

  1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
  2. Các hoạt động học

Hoạt động của GV – HS

Nội dung cần đạt

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ, cá nhân

2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Chia nhóm,  giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý.

5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

GV: Giao nhiệm vụ, theo dõi, giúp đỡ các nhóm hoàn thành yêu cầu.

Xem hình 1.1 và quan sát những hoạt động của con người.

HS: Hoạt động cặp đôi: chọn cụm từ đặt dưới các hình vẽ sao cho phù hợp

- Ghi vào vở theo thứ tự

- Làm việc cá nhân: trả lời câu hỏi 3/trang 6

- Thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời

A. Hoạt động khởi động

                  

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, nhóm.

2. Phương pháp: Dạy học nhóm, thực hành

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

4. Năng lực – phẩm chất: Nhận thức kiến thức vật lí, tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiện dưới góc độ vật lí.…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

GV giao nhiệm vụ: Cung cấp dụng cụ TN.

HS: Dự đoán hiện tượng xảy ra khi làm TN(ghi vào vở)

Thảo luận, đưa ra phương án bố trí và làm TN

Tiến hành TN và ghi lại kết quả.

GV: Theo dõi, hỗ trợ hs

HS: So sánh kết quả với dự đoán ban đầu

GV: Lắng nghe báo cáo

GV: giao nhiệm vụ và hướng dẫn, gợi ý cho hs hoàn thành bảng 1.1

HS: Thảo luận tìm từ điền vào chỗ trống /trang 5

- Mô tả công việc ghi vào vở theo gơi ý ở bảng 1.1

GV: Nghe báo cáo

HS: Thảo luận nhóm, đặt tương ứng các bước trong quy trình nghiên cứu khóa học và dưới các biểu tượng sao cho phù hợp H1.2

GV:Theo dõi và giúp đỡ HS

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dự đoán hiện tượng xảy ra ở TN1,2

- Bố trí TN như Hình 1.2

- Hs làm Tn và ghi kết quả

- So sánh với dự đoán

- Bảng 1.1

Quy trình nghiên cứu

Mô tả công việc em làm

B.1: Xác định vấn đề(câu hỏi nghiên cứu)

Đưa ra vấn đề, thắc mắc, câu hỏi

B.2: Đề xuất giả thuyết

Đưa ra dự đoán

B.3: Thiết kế và tiến hành TN kiểm chứng giả thuyết

Bố trí TN và tiến hành làm TN

B.4: thu thập, phân tích số liệu

Ghi chép kết quả Tn và sá sánh với dự đoán

B.5: Thảo luận rút ra kết luận

Trả lới câu hỏi, vấn đề đặt ra

B.6: Báo cáo kết quả

Báo cáo với GV(người hướng dẫn)

Hình 1.2

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

Giáo viên: Tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân thuyết trình đưa ra quy trình nghiên cứu khoa học:

Hiện tượng gì xảy ra nếu ta thổi vào nước vôi trong?

C. Hoạt động luyện tập

D-E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI MỞ RỘNG

GV giao nhiệm vụ về nhà:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà đưa ra quy trình nghiên cứu khoa học:

Hiện tượng gì xảy ra nếu ta thả quả cam chưa bóc vỏ và đã bóc vỏ vào trong nước?

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án vật lý 6

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học tự nhiên 6, giáo án khoa học tự nhiên 6 môn lí, giáo án VNEN lí 6, giáo án chi tiết bài 1: Mở đầu, giáo án 5 hoạt động khoa học tự nhiên 6

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo