Giải siêu nhanh toán 11 kết nối bài 28: Biến cố hợp, biến cố giao, biến cố độc lập

Giải siêu nhanh bài 28 Biến cố hợp, biến cố giao, biến cố độc lập toán 11 kết nối tri thức. Bài giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa mới. Với phương pháp giải tối giản, hi vọng học sinh sẽ tiếp cận nhanh bài làm mà không phải mất quá nhiều thời gian.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHƯƠNG VIII. CÁC QUY TẮC TÍNH XÁC SUẤT

BÀI 28. BIẾN CỐ HỢP, BIẾN CỐ GIAO, BIẾN CỐ ĐỘC LẬP

1. Biến cố hợp

Bài 1: Một tổ trong lớp 11A có 10 học sinh. Điểm kiểm tra học kì I của 10 bạn này ở hai môn Toán và Ngữ văn được cho như sau:…

 Một tổ trong lớp 11A có 10 học sinh. Điểm kiểm tra học kì I của 10 bạn này ở hai môn Toán và Ngữ văn được cho như sau:…

Đáp án: 

a) A = {Dung; Long; Cường; Trang}

B = {Lan; Hương; Phúc; Cường; Trang}

C = {Dung; Long; Lan; Hương; Phúc; Cường; Trang}

b) A∪B = {Dung; Long; Cường; Trang; Lan; Hương; Phúc}

Bài 2: Một tổ trong lớp 11B có 4 học sinh nữ là Hương, Hồng, Dung, Phương…

Đáp án: 

a) Ω = {Hương; Hồng; Dung; Phương; Sơn; Tùng; Hoàng; Tiến; Hải}.

b) H = {Hương; Hồng; Dung; Phương}

K  = {Hương; Hồng; Hoàng; Hải}.

M = {Hương; Hồng; Dung; Phương; Hoàng; Hải}.

=> Nội dung của biến cố M: “Học sinh đó là một bạn nữ hoặc học sinh đó có tên bắt đầu là chữ cái H”.

Vậy mỗi biến cố H, K, M đều là tập con của không gian mẫu Ω.

2. Biến cố giao

Bài 1: Trở lại tình huống trong HĐ1. Xét biến cố D: “Học sinh đó được điểm giỏi môn Ngữ văn và điểm giỏi môn Toán”.

a) Hỏi D là tập con nào của không gian mẫu?

b) Tìm A∩B. 

Đáp án: 

a) D = {Cường; Trang}.

b) A∩B= {Cường; Trang}.

Bài 2: Một hộp đựng 25 tấm thẻ cùng loại được đánh số từ 1 đến 25. Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ trong hộp. Xét các biến cố P: “Số ghi trên tấm thẻ là số chia hết cho 4”; Q: “Số ghi trên tấm thẻ là số chia hết cho 6”.

a) Mô tả không gian mẫu.

b) Nội dung của biến cố giao S = PQ là gì? Mỗi biến cố P, Q, S là tập con nào của không gian mẫu? 

Đáp án: 

a) Ω= {1; 2; 3;…; 25}.

b) P = {4; 8; 12; 16; 20; 24}

Q = {6; 12; 18; 24}

S=P∩Q={12;24}

=> Nội dung của biến cố S: “Số ghi trên tấm thẻ chia hết cho cả 4 và 6”.

Vậy mỗi biến cố H, K, M đều là tập con của không gian mẫu Ω.

Bài 3: Trở lại tình huống mở đầu...

Đáp án: 

Biến cố E xảy ra ⬄ gia đình đó có tivi hoặc máy vi tính => E=MUN

Biến cố F xảy ra ⬄ gia đình đó có cả tivi và máy vi tính => F=MN

3. Biến cố độc lập

Bài 1: Hai bạn Minh và Sơn, mỗi người gieo đồng thời một con xúc xắc cân đối, đồng chất…

Đáp án: 

Việc xảy ra biến cố A không ảnh hưởng tới xác suất xảy ra của biến cố B, và ngược lại cũng như vậy, vì 2 bạn mỗi người có 1 con xúc xắc và gieo đồng thời cùng nhau.

Bài 2: Trở lại tình huống trong HĐ3. Xét hai biến cố sau:

E: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc bạn Minh gieo là số nguyên tố”;

B: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc bạn Sơn gieo là số chia hết cho 3”.

Hai biến cố E và B độc lập hay không độc lập? 

Đáp án: 

Nếu B xảy ra: P(E)=$\frac{1}{2}$

Nếu B không xảy ra P(E)=$\frac{1}{2}$

Nếu E xảy ra: P(B)=$\frac{1}{3}$

Nếu E không xảy ra: P(B)=$\frac{1}{3}$

=> Xác suất xảy ra của hai biến cố không thay đổi bởi việc xảy ra của biến cố còn lại. Vậy E và B là hai biến cố độc lập.

4. Bài tập

Bài 8.1: Một hộp đựng 15 tấm thẻ cùng loại được đánh số từ 1 đến 15…

Đáp án: 

a) Ω={1;2;3;4;5;…;15}.

b) A={1;2;3;4;5;6}

B={2;3;5;7;11;13}.

AUB={1;2;3;4;5;6;7;11;13}.

AB={2;3;5}.

Bài 8.2: Gieo hai con xúc xắc cân đối, đồng chất. Xét các biến cố sau:…

Đáp án: 

Nếu E hoặc F xảy ra thì K xảy ra. Ngược lại, nếu K xảy ra thì trong số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc phải có ít nhất một số chẵn: nếu cả hai số đều chẵn thì E xảy ra; nếu một số chẵn, một số lẻ thì F xảy ra. Nghĩa là nếu K xảy ra thì E và F đều xảy ra.  

Vậy K là biến cố hợp của E và F.

Bài 8.3: Chọn ngẫu nhiên một học sinh trong trường em. Xét hai biến cố sau:…

Đáp án: 

PUQ: "Học sinh hoặc bị cận thị hoặc học giỏi môn Toán".

PQ: "Học sinh bị cận thị và học giỏi môn Toán".

$\underline{PQ}$: "Học sinh không bị cận thị và không học giỏi môn Toán".

Bài 8.4: Có hai chuồng nuôi thỏ. Chuồng I có 5 con thỏ đen và 10 con thỏ trắng. Chuồng II có 3 con thỏ trắng và 7 con thỏ đen…

Đáp án: 

Nếu B xảy ra, hoặc không xảy ra thì P(A)=$\frac{2}{3}$.

Nếu A xảy ra, hoặc không xảy ra thì P(B)=$\frac{7}{10}$.

=> Xác suất xảy ra của cả hai biến cố không thay đổi bởi việc xảy ra của biến cố còn lại.

Vậy A và B là hai biến cố độc lập.

Bài 8.5: Có hai chuồng nuôi gà. Chuồng I có 9 con gà mái và 3 con gà trống…

Đáp án: 

+) Nếu E xảy ra: 

Sau khi bắt một con gà từ chuồng I và dồn số gà còn lại vào chuồng II thì chuồng II có 12 con gà mái và 8 con gà trống => P(F)=$\frac{12}{20}$.

+) Nếu E không xảy ra: 

Sau khi bắt một con gà từ chuồng I và dồn số gà còn lại vào chuông II thì chuông II có 11 con gà mái và 9 con gà trống => P(F)=$\frac{11}{20}$.

=> Xác suất xảy ra của biến cố F có thay đổi bởi việc xảy ra của biến cố E.

Vậy hai biến cố E và F không độc lập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải SGK Toán 11 Kết nối tri thức, giải toán 11 KNTT, giải bài tập sách giáo khoa toán 11 Kết nối tri thức, giải SGK bài 28 Biến cố hợp, biến cố giao, biến cố độc lập

Bình luận

Giải bài tập những môn khác