Giải siêu nhanh toán 11 kết nối bài 22: Hai đường thẳng vuông góc

Giải siêu nhanh bài 22 Hai đường thẳng vuông góc toán 11 kết nối tri thức. Bài giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa mới. Với phương pháp giải tối giản, hi vọng học sinh sẽ tiếp cận nhanh bài làm mà không phải mất quá nhiều thời gian.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHƯƠNG VII: QUAN HỆ VUÔNG GÓC TRONG KHÔNG GIAN

BÀI 22. HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC

1. Góc giữa hai đường thẳng

Bài 1: Trong không gian, cho hai đường thẳng chéo nhau…

 Trong không gian, cho hai đường thẳng chéo nhau…

Đáp án: 

a) Mỗi cặp a,a' và b,b' cùng thuộc một mặt phẳng vì đều có điểm chung.

b) Xét tứ giác OAA'O' có: OA // O’A’; OO’// AA’

OAA'O' là hình bình hành.

Xét tứ giác OBB'O' có: OB // O’B’; OO’// BB’

OBB'O' là hình bình hành.

Xét tức giác ABB'A' có: AB // A'B’; AA'// BB’ 

⇒ABB'A' là hình bình hành.

c) Ta có: OAA'O', OBB'O' hình bình hành

⇒∆OAB, ∆O'A'B' có các cặp cạnh tương ứng bằng nhau. 

Từ đó, áp dụng định lí côsin cho hai tam giác trên được các góc O, O' bằng nhau. 

Bài 2: Nếu a song song hoặc trùng với a' và b song song hoặc trùng với b' thì (a, b) và (a', b') có mối quan hệ gì? 

Đáp án: 

 (a, b) = (a', b').

Bài 3: Kim tự tháp Cheops là kim tự tháp lớn nhất trong các kim tự tháp ở Ai Cập…

 Kim tự tháp Cheops là kim tự tháp lớn nhất trong các kim tự tháp ở Ai Cập…

Đáp án: 

 Kim tự tháp Cheops là kim tự tháp lớn nhất trong các kim tự tháp ở Ai Cập…

Gọi H là trung điểm của CD thì CH=115 m;BC⊥SH

Vì DC//AB nên (SC;AB)=(SC;CD)=$\widehat{SCH}$.

Xét △SCD có:

cos⁡$\widehat{SCH}$=$\frac{CH}{SC}$=$\frac{115}{219}$ =>$\widehat{SCH}$=58,3$^{\circ}$.

2. Hai đường thẳng vuông góc

Bài 1: Đối với hai cánh cửa trong Hình 7.5, tính góc giữa hai đường mép cửa BC và MN.

 Đối với hai cánh cửa trong Hình 7.5, tính góc giữa hai đường mép cửa BC và MN.

Đáp án: 

Vì khuôn cửa và hai cánh cửa là các hình chữ nhật nên BC//MQ

Mà MQ ⊥ MN => (BC,MN)=(MQ,MN)=90$^{\circ}$. 

Bài 2: Nếu đường thẳng a vuông góc với đường thẳng b thì a có vuông góc với các đường thẳng song song với b hay không? 

Đáp án: 

Nếu a ⊥ b thì a có vuông góc với các đường thẳng song song với b.

Bài 3: Cho tam giác MNP vuông tại N…

Đáp án: 

Xét △ABC có:

M, N lần lượt là trung điểm của AB, AC

⇒ MN là đường trung bình của tam giác ABC ⇒ MN // BC 

Mà NP ⊥ MN nên NP ⊥ BC 

Xét △ADC có

N, P lần lượt là trung điểm của AC, CD

⇒ PN là đường trung bình của tam giác ADC ⇒ PN // AD 

Vì AD//NP,BC//MN (cmt) và (MN,NP)=90$^{\circ}$ (gt)

=> (AD,BC)=90$^{\circ}$ AD⊥BC.

Nếu D∈(ABC) thì A∈(MNP) (vô lí). 

Vậy D∉(ABC) nên AD,BC chéo nhau.

3. Bài tập

Bài 7.1: Cho hình lăng trụ ABC.A'B'C' có các đáy là các tam giác đều. Tính góc (AB, B'C'). 

Đáp án: 

 Cho hình lăng trụ ABC.A'B'C' có các đáy là các tam giác đều. Tính góc (AB, B'C').

Vì B'C'//BC nên AB,B'C'=(AB,BC)=$\widehat{ABC}$=60$^{\circ}$ (△ABC đều)

Bài 7.2: Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D' có các cạnh bằng nhau. Chứng minh rằng tứ diện ACB'D' có các cặp cạnh đối diện vuông góc với nhau. 

Đáp án: 

Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D' có các cạnh bằng nhau. Chứng minh rằng tứ diện ACB'D' có các cặp cạnh đối diện vuông góc với nhau

Ta có:

+) A'B'C'D'; ADD'A';C'C'D'D là hình thoi (ABCD.A'B'C'D' là hình hộp)

+) AB'//C'D và C'D⊥CD' => AB'⊥CD'

+) AC//A'C' và A'C'⊥B'D' => AC⊥B'D'

+) B'C // A'D và A'D ⊥AD' => B'C⊥AD'

Vậy tứ diện ACB'D' có các cặp cạnh đối diện vuông góc với nhau. 

Bài 7.3: Cho tứ diện ABCD…

Đáp án: 

 Cho tứ diện ABCD…

a) Xét △ABD có:

M,N là trung điểm của AB,AD

MN là đường trung bình của △ABD ⇒MN//BD 

Mà BD⊥BC ($\widehat{CBD}$=90$^{\circ}$) ⇒MN⊥BC.

b) Vì G,K là trọng tâm của △ABC và △ACD

=> $\frac{CG}{CM}$=$\frac{CK}{CN}$=$\frac{2}{3}$

⇒GK//MN mà MN ⊥  BC

⇒GK⊥BC 

Bài 7.4: Đối với nhà gỗ truyền thống, trong các cấu kiện: hoành, quá giang, xà cái, rui, cột tương ứng được đánh số 1, 2, 3, 4, 5 như trong Hình 7.8, những cặp cấu kiện nào vuông góc với nhau?

Đối với nhà gỗ truyền thống, trong các cấu kiện: hoành, quá giang, xà cái, rui, cột tương ứng được đánh số 1, 2, 3, 4, 5 như trong Hình 7.8, những cặp cấu kiện nào vuông góc với nhau?

Đáp án: 

Những cặp đường thẳng sau vuông góc với nhau:

+) Hoành (1) và quá giang (2) 

+) Hoành (1) và rui (4) 

+) Hoành (1) và cột (5) 

+) Quá giang (2) và xà cái (3) 

+) Quá giang (2) và cột (5) 

+) Xà cái (3) và rui (4)

+) Xà cái (3) và cột (5)


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải SGK Toán 11 Kết nối tri thức, giải toán 11 KNTT, giải bài tập sách giáo khoa toán 11 Kết nối tri thức, giải SGK bài 22 Hai đường thẳng vuông góc

Bình luận

Giải bài tập những môn khác