Giải siêu nhanh khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 1: sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm

Giải siêu nhanh bài 1: sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm sách khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức. Bài giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa mới. Với phương pháp giải tối giản, hi vọng học sinh sẽ tiếp cận nhanh bài làm mà không phải mất quá nhiều thời gian.

I. NHẬN BIẾT HÓA CHẤT VÀ QUY TẮC SỬ DỤNG HÓA CHẤT AN TOÀN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Câu 1: Hãy cho biết thông tin có trên các nhãn hoá chất ở hình 1.1 (trang 6)

Trả lời:

Thông tin có trên các nhãn dán là

a) Tên hoá chất: Sodium hidroxide

Công thức hoá học: NaOH

Độ tinh khiết: AR – Hóa chất tinh khiết

Khối lượng: 500g

Tiêu chuẩn chất lượng: TCC551/2008/HCĐG

Hạn sử dụng: 3 năm kể từ ngày sản xuất

b) Tên hoá chất: Hydrochoric acid 

Nồng độ: 37%

Công thức hoá học: HCl

Khối lượng mol phân tử: 36,46 g/mol

Các biển cảnh báo nguy hiểm

c) Biển cảnh báo: Lưu ý khi vận chuyển, hóa chất nguy hiểm, có tính oxi hóa

Trạng thái của chất: thể khí

Tên hoá chất: Oxygen

Mã số: UN 1072 – Hóa chất nguy hiểm oxygen, nén

Khối lượng: 25 kg

Câu 2 : Đọc tên công thức của một số hóa chất thông dụng có trong phòng thí nghiệm và cho biết ý nghĩa của các kí hiệu cảnh báo trên các nhãn hóa chất
Trả lời:

Tên hoá chất

Công thức hoá học

Kí hiệu cảnh báo

Ý nghĩa kí hiệu cảnh báo

Sodium hidroxide

NaOH

Đọc tên công thức của một số hóa chất thông dụng có trong phòng thí nghiệm và cho biết ý nghĩa của các kí hiệu cảnh báo trên các nhãn hóa chất 

Hoá chất có tính ăn mòn

Hydrochloric acid

HCl

Đọc tên công thức của một số hóa chất thông dụng có trong phòng thí nghiệm và cho biết ý nghĩa của các kí hiệu cảnh báo trên các nhãn hóa chất

Hoá chất độc, có tính ăn mòn, gây hại cho môi trường

 Câu 3: Trình bày cách lấy hóa chất rắn và hóa chất lỏng

Trả lời:

Cách lấy hoá chất rắn

Ở dạng hạt  nhỏ hay bột: phải dùng thìa kim loại hoặc thuỷ tinh để xúc.

Ở các dạng hạt to, dây, thanh: có thể dụng panh/ kẹp để gắp. 

Cách lấy hoá chất lỏng

Lấy lượng nhỏ dung dịch: dùng ống hút nhỏ giọt; 

Rót hoá chất lỏng từ lọ: Rót qua phểu, ống đong có mỏ nhọn hoặc cốc, cần hướng nhãn dán lên phía trên (tránh các giọt hoá chất dính vào nhãn dán làm hỏng nhãn dán).

III. GIỚI THIỆU MỘT SỐ THIẾT BỊ VÀ CÁCH SỬ DỤNG

Câu 1: Sử dụng thiết bị đo pH để xác định pH của các mẫu sau:

a) Nước máy

b) Nước mưa

c) Nước hồ/ ao

d) Nước chanh

e) Nước cam

g) Nước vôi trong

Trả lời:

a) pH ≈ 7,5 

b) pH ≈ 4,65 - 7,5 (ở thành phố); 3,8 - 5,3 (ở khu công nghiệp)

c) pH ≈ 7 - 7,6

d) pH ≈ 2 - 3

e) pH ≈ 3,69 - 4,34

g) pH > 7 (tuỳ thuộc vào nồng độ chất tan)

Quan sát ampe kế, vôn kế ở Hình 1.6 (trang 9):

Câu 2: Chỉ ra các đặc điểm các đặc trưng của ampe kế và vôn kế

Trả lời:

Các đặc điểm các đặc trưng của ampe kế và vôn kế

  • Ampe kế

Dùng để đo cường độ dòng điện

Đơn vị đo: ampe (A) hoặc miliampe (mA)

Cấu tạo: 1 chốt âm, 2 chốt dương, kim chỉ thị, các thang đo, đơn vị đo, chốt chỉnh kim chỉ thị

 Chỉ ra các đặc điểm các đặc trưng của ampe kế và vôn kế

  • Vôn kế

Dùng để đo hiệu điện thế

Đơn vị đo: vôn (V), milivôn (mV) hoặc kilovôn (kV)

Cấu tạo: tương tự như Ampe kế.

 Chỉ ra các đặc điểm các đặc trưng của ampe kế và vôn kế

Câu 3: Chỉ ra sự khác nhau giữa hai dụng cụ này

Trả lời:

Sự khác nhau giữa 2 dụng cụ này là

Đặc điểm so sánh

Ampe kế

Vôn kế

Nhận biết

Trên mặt có ghi chữ A. 

Trên mặt có ghi chữ V. 

Công dụng

Đo cường độ dòng điện

Đo hiệu điện thế

Cách mắc 

Mắc nối tiếp với vật cần đo, chốt dương của Ampe kế nối với cực dương nguồn điện.  

Mắc song song với vật cần đo, chốt dương của Vôn kế nối với cực dương nguồn điện.

 Câu 4: Hãy thảo luận nhóm về cách sử dụng điện an toàn trong phòng thí nghiệm:

Khi sử dụng thiết bị đo (ampe kế, vôn kế, joulement,...) cần chú ý những điểm gì để đảm bảo an toàn cho thiết bị và người sử dụng khi sử dụng?

Khi nguồn điện là biến áp nguồn cần lưu ý điều gì?

Trình bày cách sử dụng an toàn các thiết bị điện

Trả lời:

- Để đảm bảo an toàn cho thiết bị và người sử dụng, cần lưu ý:

+ Sử dụng đúng chức năng, thang đo của thiết bị đo điện.

+ Mắc đúng các chốt cắm, đúng cách với từng thiết bị đo điện.

+ Sử dụng nguồn điện phù hợp với thiết bị đo điện.

- Khi sử dụng nguồn điện và biến áp nguồn cần lưu ý:

+ Chọn đúng điện áp.

+ Chọn đúng chức năng.

+ Mắc đúng các chốt cắm.

- Cách sử dụng an toàn các thiết bị điện:

+ Lắp đặt thiết bị đóng ngắt điện, thiết bị điện hỗ trợ đúng cách, phù hợp.

+ Giữ khoảng cách an toàn với nguồn điện trong gia đình.

+ Tránh xa nơi điện thế nguy hiểm

+ Tránh sử dụng thiết bị điện khi đang sạc.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Giải siêu nhanh khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức, giải khoa học tự nhiên 8 KNTT, giải KHTN 8 KNTT, Giải KHTN 8 bài 1: sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm

Bình luận

Giải bài tập những môn khác