Giải siêu nhanh khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 17 Lực đấy Archimedes

Giải siêu nhanh bài 17 Lực đấy Archimedes sách khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức. Bài giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa mới. Với phương pháp giải tối giản, hi vọng học sinh sẽ tiếp cận nhanh bài làm mà không phải mất quá nhiều thời gian.

I. LỰC ĐẨY TÁC DỤNG LÊN VẬT ĐẶT TRONG CHẤT LỎNG

Câu 1: Hãy biểu diễn các lực tác dụng lên viên bi, ốc vít kim loại, miếng xốp khi chúng ở vị trí hình như hình 17.2 Trang 73

Trả lời:

Hãy biểu diễn các lực tác dụng lên viên bi, ốc vít kim loại, miếng xốp khi chúng ở vị trí hình như hình 17.2 Trang 73

Câu 2: Rút ra điều kiện để một vật chìm xuống hoặc nổi lên khi đặt một khi đặt trong chất lỏng

Trả lời:

  • Chìm xuống: FA < P

  • Nổi lên: FA > P

Câu 3: Mô tả sự thay đổi lực đẩy của nước lên quả bóng ở hình 17.1 Trang 73 từ khi bắt đầu nhấn quả bóng vào nước đến khi quả bóng chìm hoàn toàn trong nước.

Trả lời:

Lực đẩy của nước tăng dần. Vì khi vừa nhấn quả bóng vào nước, lực đẩy của nước nhỏ và dễ dàng nhấn xuống nhưng khi nhúng chìm quả bóng xuống nước ta cần tác dụng một lực mạnh hơn, tay cảm nhận được lực đẩy của nước tác dụng lên quả bóng lớn hơn.

II. ĐỘ LỚN CỦA LỰC ĐẨY ARCHIMEDES

Thảo luận

Câu 1: Bảng 17.1 Trang 74, Từ bảng số liệu ta có thể rút ra được kết luận gì về độ lớn ực đẩy Archimedes

Trả lời:

Bảng 17.1 Trang 74, Từ bảng số liệu ta có thể rút ra được kết luận gì về độ lớn lực đẩy Archimedes

Nhận xét: Độ lớn lực đẩy Archimedes tỉ lệ với trọng lượng của chất lỏng tràn ra

Câu 2: Vận dụng công thức tính định luật Archimedes Hãy giải thích vì sao cùng một viên đất nặn với hình dạng khác nhau có thể lúc chìm, lúc thì nổi.

Trả lời:

Vận dụng công thức tính định luật Archimedes Hãy giải thích vì sao cùng một viên đất nặn với hình dạng khác nhau có thể lúc chìm, lúc thì nổi.

Giải thích:

Lực đẩy Archimedes phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (thể tích phần bị chìm của vật).

Thả cục đất nặn vào nước, cục đất nặn sẽ chìm xuống bởi khối lượng riêng của nó lớn hơn nước và thể tích phần bị chìm nhỏ.

Hình dạng một chiếc thuyền, bên trong cục đất này còn chứa cả không khí. Vì thế khối lượng riêng trung bình của thuyền đất sẽ nhỏ hơn nước và thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ cũng tăng nên nó nổi được trên nước. 

Câu 3: Giải thích vì sao trong thí nghiệm mở đầu nắp chai nhựa lại nổi lên còn viên bi, ốc vít kim loại thì vẫn nằm ở đáy cốc.

Trả lời:

  • Nắp chai nhựa bên trong còn chứa cả không khí nên khối lượng riêng trung bình của nắp chai nhựa sẽ nhỏ hơn nước.

  • Viên bi, ốc vít kim loại thì khối lượng riêng của nó lớn hơn nước và không có không khí bên trong.

Câu 4: Hãy so sánh trọng lượng riêng của vật và trọng lượng riêng của nước khi vật chìm, khi vật nổi

Trả lời:

Vật nổi khi trọng lượng riêng của chất lỏng lớn hơn trọng lượng riêng của vật.

Vật chìm thì ngược lại.

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Giải siêu nhanh khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức, giải khoa học tự nhiên 8 KNTT, giải KHTN 8 KNTT, Giải KHTN 8 bài 17 Lực đấy Archimedes

Bình luận

Giải bài tập những môn khác