Đền Trần Nam Định - hào khí Đông A
Đền Trần là quần thể khu di tích đền thờ các vị vua đời Trần tọa lạc ngay sát quốc lộ 10, trên đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định. Khu di tích đền Trần và lễ hội khai ấn Đền Trần là nơi thu hút được rất nhiều khác du lịch mỗi dịp Tết đến, xuân về.
Đền Trần là quần thể khu di tích đền thờ các vị vua đời Trần tọa lạc ngay sát quốc lộ 10, trên đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định. Khu di tích đền Trần và lễ hội khai ấn Đền Trần là nơi thu hút được rất nhiều khác du lịch mỗi dịp Tết đến, xuân về.
Lễ hội khai ấn đền Trần là một phong tục có từ thế kỉ XIII - ngay sau khi quân đội nhà Trần đánh thắng quân Nguyên Mông (đội quân hùng hậu, hiếu chiến bậc nhất thế giới và là nỗi khiếp sợ của nhân dân yêu chuông hòa bình trên thế giới bởi chúng đi đến đâu là cỏ không mọc được đến đó) lần thứ hai vào năm 1258, ngày 14 tháng Giêng năm ấy, tại phủ Thiên Trường, vua Trần Thái Tông đã cho mở tiệc khao quân, chiêu đãi và phong tước cho các quan, quân có công trong cuộc chiến chống ngoại xâm. Cũng kể từ ấy, vào đêm ngàu 14 rạng sáng ngày 15 tháng Giêng hàng năm, các vua Trần lại tổ chức lễ “khai ấn” để cúng tế trời đất, tổ tiên, ban thưởng cho những người có cô và cũng đồng thời mở đầu cho một năm làm việc mới của chính quyền nhà Trần.
Đền Trần thuộc làng Tức Mặc là nơi phát tích của nhà Trần nên vua đã cho dựng cung điện ở đây để lấy chỗ đi lại, nghỉ ngơi, thăm thú sau thăng làng Tức Mặc làm thủ phủ Thiên Trường sau khi đã mở rộng quy mô với thành phố Nam Định, chín xã phía Nam huyện Bình Lục, huyện Nam Ninh thuộc tỉnh Hà Nam (cũ) và phía nam huyện Thư Trì thuộc Thái Bình ngày nay. Và như một lẽ tất nhiên, Tức Mặc trở thành một vùng kinh tế, một kinh thành lớn lúc bấy giờ, chỉ sau thành Thăng Long.
Khu di tích Đền Trần gồm 3 công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường, đền Cổ Trạch và đền Trùng Hòa (nay là đền Thượng, đền Hạ và đền Trung Hòa). Kiến trúc và quy mô của cả ba đền đều giống nhau với tòa tiền đường 5 gian, toàn trung đường 5 gian và tòa chính tầm 3 gian. Nối tiền đường và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và han gian tả - hữu vụ.
Lễ hội khai ấn đền Trần là ngày lễ lớn ở tỉnh Nam Định nói chung và của dân làng Tức Mặc, Kênh, Bái, Bảo Lộc, Hậu Bồi, Lốc, Vọc (Bình Lục) nói riêng. Những nghi lễ được thực hiện trong hội khai ấn mô phỏng lại theo cung cách của triều đình phong kiến với kiệu, lọng, mâm lễ long trọng. Lễ hội đươc cử hành một cách trang nghiêm. Đọng lại trong tâm trí của người tham sự lễ hội là hình ảnh của lá cờ truyền thống của nhà Trần phấp phới trong gió. Đó là lá cờ với năm màu rực rỡ tượng trưng cho ngũ hành với sự hài hòa của vạn vật, hình vuông của cờ tượng trưng cho âm (đất), rìa tua ở xung quanh biểu trưng cho dương (trời). Chính giữa cờ thêu chữ Trần được ghép bởi hai chữ “Đông” và chữ “A”. Lá cờ ấy cũng là chí lớn của nhà Trần, hào khí Đông A của cả một thời đại hào hùng của dân tộc mãi mãi còn vang vọng. Chỉ cần tiếng trống khai ấn đền Trần vang lên, hào khí ấy lại một lần lữa sống dậy trong không khí trang trọng, thiêng liêng.
Sau những nghi lễ long trọng, người ta khai ấn đỏ để phát cho người dân với dòng chứ khắc trên ấn “Trần triều điển cố - tích phúc vô cương”. “Tích phúc vô cương” có ý nghĩa là việc ban phúc không có bờ bến. Nói cách khác, ấn của nhà Trần cho nhân dân (trước đây chỉ cho dân làng Tức Mặc) là sự cầu bình an, yên ấm, hạnh phúc cho mỗi nhà. Bởi lẽ, chỉ gia đình bình an, quốc gia mới yên ổn; gia đình ấm no thì đất nước mới giàu mạnh.
Bình luận