Đề thi giữa kì 2 tiếng Việt 5 KNTT: Đề tham khảo số 1

Trọn bộ Đề thi giữa kì 2 tiếng Việt 5 KNTT: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

TIẾNG VIỆT 5 – KẾT NỐI TRI THỨC 

NĂM HỌC: 2024 - 2025

  1. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)

1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS. 

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 6, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.

2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (3,0 điểm) 

Nghề đáng quý

Gia đình Hồng sống trong con ngõ nhỏ của thủ đô. Ba mẹ em đều làm công nhân vệ sinh môi trường thuộc địa bàn phường.

Hằng ngày, đơn vị sẽ phân công ca làm việc. Khi thì mẹ Hồng làm ca sáng, khi thì lại làm ca tối muộn. Ba Hồng ngoài làm việc theo ca đã phân công thì chú còn làm thêm việc phân loại rác và bốc vác hàng nặng ngoài bãi. Công việc rất vất vả nhưng cả hai cô chú luôn vui vẻ, yêu nghề và yêu đời, chăm sóc cho Hồng đầy đủ. Ba mẹ luôn truyền những năng lượng tích cực từ công việc đến cho em, dạy em cách phân loại rác như thế nào cho chuẩn.

Hồng thương ba mẹ lắm. Em luôn lo lắng khi ba mẹ đi làm về muộn sẽ bị đói, bị lạnh. Nên đi học về sớm em sẽ phụ mẹ nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa. Ở trường, các bạn cũng rất yêu quý Hồng vì em rất ngoan lại học giỏi. Năm năm liền, Hồng luôn là học sinh xuất sắc và nằm trong đội tuyển mũi nhọn của trường. Hồng cũng không ngần ngại sử dụng tiếng Anh tự hào khoe ba mẹ với các bạn quốc tế của em. Hồng luôn cho rằng: “Dẫu có làm nghề gì đi chăng nữa, chỉ cần nghề đó không phạm pháp thì đều đáng quý cả.".

Thư Linh

Câu 1 (0,5 điểm). Trong bài đọc, ba mẹ Hồng làm nghề gì?

A. Công nhân xây dựng. 

B. Công nhân vệ sinh môi trường.

C. Giáo viên.

D. Bác sĩ.

Câu 2 (0,5 điểm). Hồng thường làm gì để giúp đỡ cha mẹ?

A. Mỗi khi đi học về sớm, Hồng phụ mẹ nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa. 

B. Mỗi ngày, Hồng đều nấu cơm mang ra chỗ ba mẹ làm việc.

C. Hồng đi theo, giúp ba mẹ dọn sạch đường phố.

D. Hồng cố gắng học thật giỏi để ba mẹ tự hào.

Câu 3 (0,5 điểm). Điều gì cho thấy Hồng tự hào về ba mẹ?

A. Hồng không muốn các bạn biết nghề của ba mẹ.

B. Hồng không nói về ba mẹ với bạn bè. 

C. Hồng chỉ quan tâm đến học tập.

D. Hồng khoe ba mẹ với các bạn quốc tế bằng tiếng Anh.

Câu 4 (0,5 điểm). Thái độ của ba mẹ Hồng đối với công việc của mình như thế nào? 

A. Ba mẹ Hồng cảm thấy công việc rất khó khăn, vất vả. 

B. Ba mẹ Hồng luôn tự hào về công việc của mình đang làm. 

C. Ba mẹ Hồng luôn cảm thấy tự ti về công việc mình đang làm. 

D. Dù vất vả nhưng ba mẹ Hồng luôn vui vẻ, yêu nghề và yêu đời. 

Câu 5 (0,5 điểm). Thái độ của Hồng như thế nào đối với công việc của ba mẹ? 

A. Hồng tự hào và khoe với bạn bè quốc tế về công việc của ba mẹ. 

B. Hồng yêu thích và muốn được làm công việc giống ba mẹ. 

C. Hồng không quan tâm đế công việc của ba mẹ. 

D. Hồng cảm thấy tự ti vì công việc của ba mẹ. 

Câu 6 (0,5 điểm). Thông điệp chính của bài đọc là gì?

A. Tôn vinh những nghề nghiệp cao quý.

B. Nghề lao động tay chân không quan trọng bằng nghề trí óc.

C. Nghề nào cũng đáng quý nếu đem lại giá trị tốt đẹp và mang một vẻ đẹp riêng.

D. Cần phải chọn nghề có thu nhập cao.

Luyện từ và câu: (4,0 điểm)

Câu 7 (2,0 điểm). Em hãy tìm câu đơn và câu ghép trong đoạn văn dưới đây: 

(1) Mùa đông, rùa ngại rét. (2) Gió cứ thổi vù vù. (3) Rùa đợi đến mùa xuân. (4) Mùa xuân nhiều hoa, nhưng mùa xuân vẫn là đứa em của mùa đông. (5) Mưa phùn vẫn cứ lai rai và gió bấc vẫn thút thít ở các khe núi. (6) Rùa lại đợi đến hè. (7) Mùa hè tạnh ráo.
(8) Cây cối có nhiều quả chín thơm tho. (9) Nhưng cái nóng cứ hầm hập. (10) Cả ngày, bụi cuốn mịt mùng. (11) Hễ cơn dông đến thì đất đá lại như sôi lên, nước lũ đổ ào ào.

Theo Võ Quảng

Câu 8 (2,0 điểm) Em hãy điền kết từ phù hợp để nối các vế câu ghép dưới đây: 

a) Lan gieo hai hạt đậu cạnh nhau ______ cậu chăm sóc, tưới nước cẩn thận cho chúng mỗi ngày. 

b) Mai sợ các bạn ngắt những bông hoa trong vườn _____ cô làm một cái hàng rào nhỏ xung quanh vườn. 

c) Trời chuẩn bị mưa _____ Giang không đi chơi nữa. 

d) Thời tiết năm nay thất thường ______ mùa màng vẫn bội thu.

  1. PHẦN VIẾT – TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)

Câu 9 (2,0 điểm): Chính tả nghe – viết: GV cho HS viết một đoạn trong bài “Tiếng hát của người đá” (SGK TV5, Kết nối tri thức với cuộc sống – trang 9) Từ “Ngày nọ” cho đến “... vũ khí tuột khỏi tay”. 

Câu 10 (8,0 điểm): Em hãy viết một bài văn tả một người thân trong gia đình em. 

TRƯỜNG TH ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024-2025)

MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – KẾT NỐI TRI THỨC 

A. PHẦN TIẾNG VIỆT: (10,0 điểm) 

1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)

- Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:

+ Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 0,5 điểm

(Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)

+ Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm

(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm)

+ Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm

(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)

+ Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)

* Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.

2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5 

Câu 6

A

B

D

D

A

C

Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 7 (2,0 điểm) Xác định được đúng mỗi ý được 1 điểm:

+ Câu đơn là các câu: (1)(2)(3)(6)(7)(8)(9)(10).

+ Câu ghép là các câu: (4)(5)(11).

Câu 8 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm:

a) Lan gieo hai hạt đậu cạnh nhau  cậu chăm sóc, tưới nước cẩn thận cho chúng mỗi ngày. 

b) Mai sợ các bạn ngắt những bông hoa trong vườn nên cô làm một cái hàng rào nhỏ xung quanh vườn. 

c) Trời chuẩn bị mưa nên Giang không đi chơi nữa. 

d) Thời tiết năm nay thất thường nhưng mùa màng vẫn bội thu.

B. PHẦN VIẾT – TẬP LÀM VĂN: (10,0 điểm)

Câu 9: Phần chính tả nghe – viết:

- GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.

- Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm.

- Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm.

Câu

Nội dung đáp án

 

Câu 10

(8,0 điểm)

1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng

A. Mở bài (1,0 điểm)

- Giới thiệu về người định tả? Người đó có mối quan hệ như thế nào với em? 

- Tình cảm, suy nghĩ của em dành cho người đó như thế nào?

B. Thân bài (3,0 điểm)

- Miêu tả khái quát về người mà em muốn miêu tả:

  • Người ấy tên là gì? Năm nay bao nhiêu tuổi? Hiện đang làm công việc gì? Tại đâu?

  • Người ấy có chiều cao, cân nặng như thế nào? Tổng quát về thân hình ra sao? Có cân đối không hay hơi gầy hoặc hơi mập?

  • Nước da của người ấy có màu sắc như thế nào? Lý do gì mà người ấy có nước da như vậy?

- Miêu tả ngoại hình của người đó:

  • Miêu tả các bộ phận nổi bật trên khuôn mặt (không cần phải tả toàn bộ): hình dáng khuôn mặt, đôi mắt, cái mũi, nụ cười…

  • Miêu tả kiểu tóc: màu sắc, độ dài, tạo kiểu, chất tóc, cách buộc… (có thể bổ sung thêm lý do vì sao lại cắt ngắt hoặc buộc gọn như thế)

  • Miêu tả bàn tay: đặc điểm da tay, ngón tay, móng tay… (có thể bổ sung thêm lý do vì sao da tay lại có đặc điểm thô ráp, sần sùi…)

  • Miêu tả trang phục: trang phục hằng ngày, khi đi làm, vào các dịp đặc biệt… (có đánh giá tổng quát)

- Miêu tả tính cách của người đó:

  • Người đó có tính cách như thế nào? (theo cảm nhận của em, cảm nhận của những người xung quanh)

  • Dựa vào đâu mà em và mọi người đánh giá như vậy? (qua cách ứng xử với bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm…)

- Miêu tả hoạt động của người đó:

  • Khi đi làm và khi ở nhà người đó phải làm những việc gì? Có vất vả không? Có bận rộn không? Có lấn chiếm nhiều đến thời gian nghỉ ngơi không?

  • Người đó thường làm gì cùng em? Quan tâm, chăm sóc, chia sẻ với em những gì, như thế nào?

  • Người đó thích làm gì lúc rảnh rỗi, để thư giãn, giải trí?

C. Kết bài (1,0 điểm)

- Nêu tình cảm, cảm xúc của em dành cho người đó. 

- Nêu những mong muốn, gửi gắm của em đến với người ấy. 

2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 

3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 

4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…

* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

 
 
Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi tiếng Việt 5 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi tiếng Việt 5 Kết nối tri thức, Đề thi giữa kì 2 tiếng Việt 5

Bình luận

Giải bài tập những môn khác