Đề thi cuối kì 2 tiếng Việt 5 KNTT: Đề tham khảo số 1

Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 tiếng Việt 5 KNTT: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

TIẾNG VIỆT 5 – KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)

1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS. 

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 8, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.

2. Đọc hiểu văn bản kết hợp Tiếng Việt (7,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (3,0 điểm)

Thái sư Trần Thủ Độ

      Trần Thủ Độ là người có công lập nên nhà Trần, lại là chú của vua và đứng đầu trăm quan, nhưng không vì thế mà tự cho mình vượt qua phép nước.

      Có lần, Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông, muốn xin riêng cho một người làm chức câu đương. Trần Thủ Độ bảo người ấy:

      - Ngươi có phu nhân xin cho làm chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy, phải chặt một ngón chân để phân biệt.

      Người ấy kêu van mãi, ông mới tha cho.

      Một lần khác, Linh Từ Quốc Mẫu ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm, bị một người quân hiệu ngăn lại. Về nhà, bà khóc:

      - Tôi là vợ thái sư mà bị kẻ dưới khinh nhờn.

      Ông cho bắt người quân hiệu đến. Người này nghĩ là phải chết. Nhưng khi nghe anh ta kể rõ ngọn ngành, ông bảo:

      - Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta còn trách gì nữa!

Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho.

      Trần Thủ Độ có công lớn, vua cũng phải nể. Có viên quan nhân lúc vào chầu vua, ứa nước mắt tâu:

      - Bệ hạ còn trẻ mà thái sư chuyên quyền, không biết rồi xã tắc sẽ ra sao. Hạ thần lấy làm lo lắm.

      Vua đem viên quan đến gặp Trần Thủ Độ và nói:

      - Kẻ này dám tâu xằng với trẫm là Thượng phụ chuyên quyền, nguy cho xã tắc.

      Trần Thủ Độ trầm ngâm suy nghĩ rồi tâu:

      - Quả có chuyện như vậy. Xin Bệ hạ quở trách thần và ban thưởng cho người nói thật.

(Theo Đại Việt sử kí toàn thư)

Câu 1 (0,5 điểm). Khi vợ ông muốn xin chức cầu đương cho người khác, Trần Thủ Độ đã làm gì?

A. Chấp thuận ngay lập tức.

B. Đuổi việc người đó.

C. Dọa phải chặt một ngón chân để phân biệt.

D. Không quan tâm.

Câu 2 (0,5 điểm). "Linh Từ Quốc Mẫu" trong bài đọc là chỉ ai?

A. Một người phụ nữ vô danh.

B. Mẹ của vua.

C. Một quan nữ triều đình.

D. Vợ của Trần Thủ Độ.

Câu 3 (0,5 điểm). Trong câu chuyện trên, Trần Thủ Độ được miêu tả là người như thế nào?

A. Độc đoán và tham quyền.

B. Công minh, tôn trọng pháp luật.

C. Yếu đuối và thiếu quyết đoán.

D. Không có quan điểm rõ ràng.

Câu 4 (0,5 điểm). Hành động của Trần Thủ Độ với quân hiệu cho thấy ông coi trọng điều gì?

A. Ông là người rất rộng lượng.

B. Ông là người biết trọng dụng người tài.

C. Sự khéo léo trong ứng xử.

D. Ông rất coi trọng pháp luật và kỷ cương.

Câu 5 (0,5 điểm). Qua các chi tiết, hành động được nhắc tới trong bài đọc, tính cách nào của Trần Thủ Độ được thể hiện rõ nét nhất?

A. Nghiêm khắc và độc đoán trong việc xử lý công việc.

B. Công bằng và tôn trọng kỷ cương phép nước.

C. Khoan dung và rộng lượng với người dưới.

D. Mâu thuẫn trong cách cư xử với mọi người.

Câu 6 (0,5 điểm). Bài học nào sau đây không đúng khi nói về câu chuyện của Trần Thủ Độ?

A. Cần phải tôn trọng pháp luật.

B. Cần phải công bằng, chính trực.

C. Cần phải biết cách sử dụng quyền lực để đạt được mục đích cá nhân.

D. Cần phải dám nhận trách nhiệm.

Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 7 (2,0 điểm). Tìm từ đồng nghĩa trong các câu sau (Gạch chân dưới từ đồng nghĩa mà em tìm được):

a. Các em lớp Một phấn khởi chào đón năm học mới. Chúng tôi cũng vô cùng hân hoan.

(Minh Mẫn)

b. Đất nước ta thật thanh bình. Cuộc sống của người dân trên mọi miền Tổ quốc thật yên vui.

(Phan Ngọc Linh)

Câu 8 (2,0 điểm). Thay từ in đậm trong mỗi câu sau bằng một từ đồng nghĩa:

a. Mai tặng tôi chiếc nơ cài tóc màu hồng rất đẹp.

b. Bầy ngựa tung vó trên thảo nguyên rộng lớn.

c. Xe chúng tôi vừa chạy qua quãng đường gập ghềnh, nhiều ổ gà.

d. Những cánh hoa bé xíu cố gắng vươn lên khỏi đám cỏ để đón ánh nắng mặt trời.

B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)

Câu 9 (2,0 điểm). Chính tả nghe – viết: GV cho HS viết một đoạn trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” (SGK TV5, Kết nối tri thức và cuộc sống – Trang 34) Từ đầu cho đến… Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!

Câu 10 (8,0 điểm). Em hãy viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc học sinh nên được tham gia các hoạt động ngoại khóa tại trường.

TRƯỜNG TH ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HK2  (2024 - 2025)

MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHẦN TIẾNG VIỆT: (10,0 điểm) 

1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)

- Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:

+ Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 0,5 điểm

(Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)

+ Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm

(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm)

+ Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm

(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)

+ Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)

* Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.

2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi (3,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

C

D

B

D

B

C

 

Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 7 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 1,0 điểm:

a. Các em lớp Một phấn khởi chào đón năm học mới. Chúng tôi cũng vô cùng hân hoan.

(Minh Mẫn)

b. Đất nước ta thật thanh bình. Cuộc sống của người dân trên mọi miền Tổ quốc thật yên vui.

(Phan Ngọc Linh)

Câu 8 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm:

a. Mai tặng tôi chiếc nơ cài tóc màu hồng rất xinh.

b. Bầy ngựa tung vó trên thảo nguyên bao la.

c. Xe chúng tôi vừa chạy qua quãng đường khấp khểnh, nhiều ổ gà.

d. Những cánh hoa nhỏ bé cố gắng vươn lên khỏi đám cỏ để đón ánh nắng mặt trời.

B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)

Câu 9: Phần chính tả nghe – viết:

- GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.

- Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm.

- Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm.

Câu

Nội dung đáp án

Câu 10
(8,0 điểm)

1. Viết được đoạn văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng.

A. Mở đầu (1,0 điểm)

- Giới thiệu về hoạt động ngoại khóa trong trường học.

- Nêu rõ ý kiến: Tán thành việc học sinh được tham gia các hoạt động ngoại khóa.

B. Triển khai (3,0 điểm)

- Lí do thứ nhất: Phát triển kỹ năng mềm.

+ Rèn luyện khả năng làm việc nhóm.

+ Phát triển kỹ năng giao tiếp.

+ Học cách chia sẻ, hợp tác.

- Lí do thứ hai: Giúp việc học tập trở nên thú vị và hiệu quả hơn.

+ Giảm áp lực học tập.

+ Tạo môi trường học tập năng động.

+ Kích thích tinh thần sáng tạo.

- Lí do thứ ba: Giúp các bạn trong lớp có cơ hội vui đùa, tiếp xúc với nhau nhiều hơn.

+ Tạo nên sự gắn kết giữa các bạn trong lớp.

+ Các bạn trở nên đoàn kết hơn thông qua các hoạt động ngoại khóa của trường.

- …

* HS có thể đưa ra dẫn chứng để minh họa cho ý kiến.

C. Kết thúc (1,0 điểm)

- Khẳng định lại quan điểm ủng hộ hoạt động ngoại khóa tại trường học. 

2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 

3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa và cách dùng tên viết tắt của các tổ chức quốc tế, rõ nghĩa và cách dùng tên viết tắt của các tổ chức quốc tế và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 

4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…

* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi tiếng Việt 5 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi tiếng Việt 5 Kết nối tri thức, Đề thi cuối kì 2 tiếng Việt 5

Bình luận

Giải bài tập những môn khác