Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt 4 CTST: Đề tham khảo số 6

Đề tham khảo số 6 giữa kì 2 Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

A. TIẾNG VIỆT (4,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC

Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ:

- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ?

Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ nhanh nhảu:

- Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à?

Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy:

- Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà.

Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:

- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.

Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:

- Các cháu đừng cãi nhau nữa. Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.

Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:

- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.

 (Lê Ngọc Huyền)

Câu 1 (0,5 điểm). Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì?

  • A. Tác dụng của nước.
  • B. Hình dáng của nước.
  • C. Mùi vị của nước.

Câu 2 (0,5 điểm). Ý kiến của Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau?

  • A. Nước có hình chiếc cốc.
  • B. Nước có hình cái bát.
  • C. Nước có hình của vật chứa nó.

Câu 3 (0,5 điểm). Lời giải thích của bác Tủ Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước?

  • A. Nước không có hình dáng nhất định, có hình của vật chứa nó.
  • B. Nước có hình dáng nhất định.
  • C. Nước tồn tại ở thể rắn, thể lỏng và thể khí.

Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao ba bạn Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ đã tranh cãi gay gắt?

  • A. Các bạn không giữ được bình tĩnh khi có ý kiến khác mình.
  • B. Các bạn không nhìn sự việc từ góc nhìn của người khác.
  • C. Các bạn không có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận.

Câu 5 (1,0 điểm). Tìm và viết lại cho đúng tên riêng của các cơ quan, tổ chức trong các câu sau:

Sau buổi tham quan, các anh chị hướng dẫn viên của công ti du lịch Cánh Buồm Nâu đã tổ chức cho các thành viên câu lạc bộ em yêu khoa học chơi một số trò chơi vận động ở bãi biển.

Câu 6 (1,0 điểm). Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu đã cho dưới đây:

  • a. Dưới ánh nắng, dòng sông trôi lững lờ.
  • b. Những con sóng liên tục xô vào ghềnh đá.
  • c. Từ xa, chúng tôi đã nghe thấy tiếng thác đổ ầm ầm.
  • d. Phố tôi có một cây bàng.

B. TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm)

Câu 7. Viết đoạn văn (2,0 điểm)

Đề bài: Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) liệt kê những việc cần làm để chăm sóc, bảo vệ cây xanh, trong đoạn văn có dùng dấu gạch ngang.

Câu 8. Viết bài văn (4,0 điểm)

Đề bài: Viết bài văn tả một vườn hoa mà em thích.

Hướng dẫn trả lời:

A. TIẾNG VIỆT: (4,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.  

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

B

C

C

C

2. Luyện từ và câu (2,0 điểm)

Câu 5 (1,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm

- Công ty Du lịch Cánh Buồm Nâu

- Câu lạc bộ Em yêu khoa học

Câu 6 (1,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm

a. Dưới ánh nắng, dòng sông trôi lững lờ.

                                  CN           VN

b. Những con sóng liên tục xô vào ghềnh đá.

              CN                           VN

c. Từ xa, chúng tôi đã nghe thấy tiếng thác đổ ầm ầm.

                    CN                        VN

d. Phố tôi có một cây bàng.

 

CN           VN

B. LÀM VĂN: (6,0 điểm)

Câu 7:

Những việc cần làm để chăm sóc, bảo vệ cây xanh như: em đảm bảo cung cấp nước đầy đủ cho cây - điều này có thể bằng cách tưới cây đều đặn hoặc sử dụng hệ thống tưới tự động. Sau đó, em loại bỏ cỏ dại và cỏ khác xung quanh cây để đảm bảo không có ánh sáng mặt trời bị che khuất và không cạnh tranh vị trí phát triển của cây; tỉa cây - loại bỏ những cành yếu, gãy hoặc bị nhiễm bệnh để đảm bảo sự phát triển của cây. Tiếp theo, em tạo cảnh quan xung quanh cây - bằng cách sử dụng vật liệu hữu cơ để che phủ gốc cây, giữ ẩm đất và chống cỏ dại mọc lên. Em còn loại bỏ những cành yếu, gãy hoặc bị nhiễm bệnh để đảm bảo sự phát triển của cây.

Câu 8:

Vườn trường em trồng nhiều loài hoa quý, hoa đẹp nhưng em thích nhất là mấy khóm hồng.

Mấy khóm hồng này được lấy giống từ hoa hồng Đà Lạt. Công viên cây xanh thành phố đã bán lại cho trường năm chậu hoa hồng. Thầy Tú đã chuyển hoa hồng từ chậu hoa vào vườn hoa. Năm khóm hồng Đà Lạt được “nhập cư” vào vườn trường em. Hoa nở bốn mùa, nhưng nở nhiều nhất vào các tháng xuân – hè. Hoa hồng bạch, hoa hồng vàng, hoa hồng nhung, hoa hồng tím, hoa hồng đỏ, cây nào cũng đẹp, đẹp kiêu sa, toả hương thơm ngào ngạt. Mỗi bông hoa nở xoè to bằng cái bát sứ Tàu cổ. Nụ hoa to bằng hai ngón tay thiếu nữ chụm vào. Lá hồng có nhiều khía như đuôi con chim trĩ. Gốc và cành hồng có nhiều gai nhọn hoắt màu tim tím. Ngắm hồng vào sáng sớm mới đẹp. Cánh hoa lấp lánh đẫm sương mai. Mấy chục bông hồng tươi thắm, khoe sắc rực rỡ. Chuồn chuồn, bươm bướm, ong vàng cứ quấn lấy các bông hồng, không chịu rời xa.

Lớp em được phân công chăm bón luống hồng. Đứng ngắm nhìn năm khóm hồng của vườn trường, em mới hiểu vì sao người ta gọi hoa hồng là nữ hoàng của các loài hoa

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt 4 chân trời Đề tham khảo số 6, đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt 4 CTST, đề thi Tiếng Việt 4 giữa kì 2 chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 6

Bình luận

Giải bài tập những môn khác