Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt 4 CTST: Đề tham khảo số 5
Đề tham khảo số 5 cuối kì 1 Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
NHÂN CÁCH QUÝ HƠN TIỀN BẠC
Mạc Đĩnh Chi ( 1272 – 1346 ), quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, thi đỗ Trạng nguyên năm 1304, làm quan ở cả ba triều nhà Trần. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén. Hai lần đi sứ Trung Quốc, ông tỏ rõ là người học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nước. Khâm phục tài năng, cốt cách của Mạc Đĩnh Chi, vua Nguyên đã phong tặng ông danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng nguyên”.
Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên nhà ông thường nghèo túng. Sau khi lo đám tang của mẹ, cuộc sống của ông vốn đã thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn. Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn:
- Ta muốn trích ít tiền trong kho đem biếu Mạc Đĩnh Chi. Làm thế liệu có được không?
Viên quan tâu:
- Nếu Hoàng thượng cho người đem tiền biếu thì Mạc Đĩnh Chi sẽ không nhận. Chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận.
Nhà vua ưng thuận và sai người làm như vậy.
Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đĩnh Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình lên vua Minh Tông:
- Tâu Hoàng thượng! Đêm qua ai đó đã bỏ vào nhà thần gói tiền này. Thần ngờ rằng đó là tiền của một người muốn đút lót thần. Vậy, xin Hoàng thượng cho thần nộp tiền này vào công quỹ.
Vua Minh Tông đáp :
- Khanh có khó nhọc thì người ta mới giúp cho. Cứ coi đó là tiền của mình cũng được chứ sao!
- Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến. - Mạc Đĩnh Chi khảng khái đáp.
Vua rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi, đành giữ lại tiền rồi cho ông lui.
(Theo QUỲNH CHI)
Câu 1 (0,5 điểm). Vua Nguyên phong tặng Mạc Đĩnh Chi danh hiệu Lưỡng quốc Trạng nguyên vì lí do gì?
- A. Vì Mạc Đĩnh Chi đi sứ sang trung Quốc hai lần.
- B. Vì vua khâm phục tài năng, cốt cách của Mạc Đĩnh Chi.
- C. Vì Mạc Đĩnh Chi đã thi đỗ Trạng nguyên ở cả hai nước.
Câu 2 (0,5 điểm). Vì sao Mạc Đĩnh Chi làm quan nhưng nhà ông thường nghèo túng?
- A. Vì ông làm quan rất thanh liêm.
- B. Vì ông phải lo đám tang cho mẹ.
- C. Vì lương làm quan của ông rất thấp.
Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao Mạc Đĩnh Chi đem gói tiền vào triều, trình lên vua Minh Tông?
- A. Vì đó là tiền của một người đút lót ông.
- B. Vì đó là tiền của ai đó đã bỏ vào nhà ông.
- C. Vì đó là tiền của ông góp vào công quĩ.
Câu 4 (0,5 điểm). Câu chuyện tập trung ca ngợi điều gì ở Mạc Đĩnh Chi?
- A. Học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nước.
- B. Sống rất thanh bạch, đạm bạc và nghèo túng.
- C. Sống liêm khiết, trung thực, trọng nhân cách.
Câu 5 (2,0 điểm). Trong các câu sau, câu nào có sử dụng biện pháp nhân hóa? Gạch chân dưới từ ngữ được nhân hóa (nếu có).
- a. Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
- b. Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, tre hi sinh để bảo vệ con người.
- c. Anh cầm lá thư, đặt nhẹ vào tay cô gái.
- d. Ông mặt trời lấp sau đám mây ửng hồng.
Câu 6 (2,0 điểm). Cho các từ sau: niềm vui, vui tươi, vui chơi, yêu thương, đáng yêu, tình yêu.
- a. Xác định từ loại của các từ trên.
- b. Đặt 2 câu với 2 trong số những từ trên.
B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7. Nghe – viết (1,5 điểm)
Chuyện một khu vườn nhỏ
Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó quấn chặt một cành. Những chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng, rồi một chùm ti gôn hé nở. Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt. Khi đủ lớn, nó xòe ra thành chiếc lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra cái búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng... Có điều Thu chưa vui: Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn!
Câu 8. Viết bài văn (2,5 điểm)
Đề bài: Em hãy viết một bức thư hỏi thăm ông bà ở quê.
Hướng dẫn trả lời:
A. TIẾNG VIỆT: (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
B | A | B | C |
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm): Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
- a. Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
- b. Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, tre hi sinh để bảo vệ con người.
- c. Anh cầm lá thư, đặt nhẹ vào tay cô gái. => không có nhân hóa.
- d. Ông mặt trời lấp sau đám mây ửng hồng.
Câu 6 (2,0 điểm): Mỗi câu đúng được 1,0 điểm
a. Từ loại:
- niềm vui: danh từ
- vui tươi: tính từ
- vui chơi: động từ
- yêu thương: động từ
- đáng yêu: tính từ
- tình yêu: danh từ
b. Đặt 2 câu:
- Cậu ấy đạt giải cao trong cuộc thi vừa rồi đã mang lại niềm vui cho toàn trường.
- Cô bé ấy tinh nghịch, rất đáng yêu.
B. LÀM VĂN: (4,0 điểm)
Câu 7:
Yêu cầu:
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu
- Trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng
Câu 8:
Tham khảo bài viết sau:
Hà Nội, ngày tháng năm
Ông bà nội kính mến!
Chiều nay lúc đi học về, cháu đã nhận được thùng quả ngon mà ông bà gửi lên rồi ạ. Vì vậy, cháu liền viết bức thư này để nói lời cảm ơn ông bà ạ.
Dạo này trời đã bước vào kì rét đậm, ông bà ở quê nhớ giữ gìn sức khỏe và mặc thật ấm nhé ạ. Trời lạnh, khớp gối của ông có đau nhức nhiều không? Cả chứng nhức vai, lạnh chân của bà nữa ạ? Cháu lo cho ông bà nhiều lắm. Giá mà ông bà sống cùng gia đình cháu nhỉ. Như vậy thì cháu có thể chăm sóc cho ông bà rồi.
Ở Hà Nội, gia đình cháu vẫn khỏe mạnh và làm việc, học tập tốt, nên ông bà đừng lo lắng nhé. Chờ nghỉ Tết, gia đình cháu sẽ về quê thăm ông bà. Lúc ấy, cháu sẽ đấm chân và bóp vai cho ông bà mỗi tối.
Cháu yêu ông bà nhiều lắm!
Cháu của ông bà
Thu Hà
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt 4 chân trời Đề tham khảo số 5, Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt 4 CTST, đề thi Tiếng Việt 4 cuối kì 1 chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 5
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2
Bình luận