Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt 4 CTST: Đề tham khảo số 3

Đề tham khảo số 3 cuối kì 1 Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

Nghĩa thầy trò

Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập. Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Cụ giáo hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các học trò nhỏ, rồi nói:

- Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ, nhân có đông đủ môn sinh, thầy muốn mời tất cả các anh theo thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng.

Các môn sinh đồng thanh dạ ran. Thế là cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau. Các anh có tuổi đi ngay sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước, cuối cùng là mấy chú tóc để trái đào. Cụ giáo Chu dẫn học trò đi về cuối làng, sang tận thôn Đoài, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng. Ở hiên trước, một cụ già trên tám mươi tuổi râu tóc bạc phơ đang ngồi sưởi nắng. Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái và nói to:

- Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy.

Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu nghe. Cụ đã nặng tai. Thầy giáo Chu lại nói to câu nói vừa rồi một lần nữa. Thì ra đây là cụ đồ xưa kia đã dạy vỡ lòng cho thầy.

Tiếp sau cụ giáo Chu, các môn sinh của cụ lần lượt theo lứa tuổi vái tạ cụ đồ già. Ngày mừng thọ thầy Chu năm ấy, họ được thêm một bài học thấm thía về nghĩa thầy trò.

Theo HÀ ÂN

Câu 1 (0,5 điểm). Học trò của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?

  • A. Để được thầy dạy chữ.
  • B. Để mừng thọ thầy.
  • C. Để xin thầy được đi học.

Câu 2 (0,5 điểm). Cụ giáo dẫn học trò của mình đến thăm ai?

  • A. Một cụ già râu tóc bạc phơ.
  • B. Một ông thầy giáo cũ ở cùng thôn.
  • C. Một cụ đồ xưa kia đã dạy học cho thầy.

Câu 3 (0,5 điểm). Chi tiết sau cho thấy thái độ của thầy giáo Chu như thế nào?

Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái và nói to:

- Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy.

  • A. Thầy lễ phép, tôn kính biết ơn thầy giáo của mình.
  • B. Thầy biết ơn cụ đồ đã dạy thầy lúc nhỏ.
  • C. Thầy đang cảm ơn thầy của mình.

Câu 4 (0,5 điểm). Câu chuyện trên gợi đến truyền thống nào của dân tộc ta?

  • A. Tôn sư trọng đạo.
  • B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
  • C. Thương người như thể thương thân.

Câu 5 (2,0 điểm). Những sự vật nào được nhân hóa trong những trường hợp sau? Nhân hóa ở những từ ngữ nào? Tác dụng của nó là gì?

  • a.  Đồng làng vương chút heo may
  • b. Cơn dông như được báo trước rào rào kéo đến. Ngàn vạn lá gạo múa lên, reo lên. Chúng chào anh em của chúng lên đường : từng loạt, từng loạt một, những bông gạo tung bay vào gió, trắng xóa như tuyết mịn, tới tấp tỏa đi khắp hướng. Cây gạo rất thảo, rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên trong gió, góp với bốn phương kết quả dòng nhựa của mình.

Câu 6 (2,0 điểm). Tìm danh từ, động từ trong những câu sau:

  • a. Vầng trăng tròn quá, ánh trăng trong xanh tỏa khắp khu rừng.
  • b. Gió bắt đầu thổi mạnh, lá cây rơi nhiều, từng đàn cò bay nhanh theo mây.
  • c. Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc.
  • d. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá.

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Nghe – viết (1,5 điểm)

Phong cảnh đền Hùng

Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương.

Câu 8. Viết bài văn (2,5 điểm)

Đề bài: Viết bài văn thuật lại một buổi lễ chào cờ của trường em.

Hướng dẫn trả lời:

A. TIẾNG VIỆT: (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.  

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

B

C

B

A

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm): Mỗi ý đúng được 1,0 điểm

a.   Sự vật nhân hóa: mầm cây, hạt mưa, cây đào.

      Từ ngữ nhân hóa: (mầm cây) tỉnh giấc, (hạt mưa) mải miết trốn tìm, (cây đào) lim dim mắt cười.

      => Tác dụng: các sự vật như có linh hồn, có sức sống, gần gũi với con người.

b.   Sự vật nhân hóa: cơn dông, lá gạo, cây gạo.

      Từ ngữ nhân hóa: (cơn dông) kéo đến, (lá gạo) múa lên, reo lên, chào, (cây gạo) rất thảo, rất hiền, hát lên.

      => Tác dụng: các sự vật như có linh hồn, có sức sống, gợi khung cảnh ồn ào, nhộn nhịp khi cơn dông kéo đến.

Câu 6 (2,0 điểm): Mỗi ý đúng được 0,5 điểm

CâuDanh từĐộng từ
avầng trăng, ánh trăng, khu rừngtỏa
bGió, lá cây, đàn cò, mâythổi, rơi, bay
cChuông chùa, mặt trăng 
dcụ già, cỏ, lánhặt, đốt

B. LÀM VĂN: (4,0 điểm)

Câu 7:

Yêu cầu:

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu

- Trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng

Câu 8:

Tham khảo bài viết sau:

    Vào mỗi sáng thứ hai hàng tuần, trường em đều tổ chức một buổi lễ chào cờ. Em rất thích lễ chào cờ này bởi sau mỗi buổi lễ, em thấy như có thêm nhiều năng lượng để bắt đầu một tuần học mới.

     Sáng thứ hai là sáng đầu tiên của một tuần học và bởi cần chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ nên chúng em phải đến sớm hơn những ngày khác. Đúng bảy giờ kém mười chúng em đã có mặt tại trường để chuẩn bị ghế và xếp hàng ngay ngắn đợi hồi sống vào lớp vang lên cũng là lúc buổi lễ chào cờ bắt đầu. Thường khi trời mưa thì giờ chào cờ sẽ được hoãn lại còn những hôm trời đẹp, buổi lễ được tổ chức trong niềm hân hoan của cả thiên nhiên và con người.

     Chúng em ngồi dưới sân trường với những hàng được xếp ngay ngắn khiến cho cả sân trường phủ một màu trắng áo học trò và phấp phới khăn quàng đỏ trên vai. Mở đầu buổi lễ là khẩu lệnh: “Chỉnh đốn trang phục, chuẩn bị làm lễ chào cờ” được bạn liên đội trưởng hô vang dõng dạc sau lời nhắc nhở mọi người đứng đúng đội hình đội ngũ. Tiếng nhạc hùng tráng vang lên và chúng em bắt đầu hát Quốc ca, Đội ca. Tay phải đưa ngang thái dương và đôi mắt luôn hướng về phía lá cờ tổ quốc đỏ tươi đang bay phấp phới trong gió.

    Giây phút ấy trong em chỉ còn lại niềm tự hào và tình cảm không tên dội lên trong lòng về tổ quốc thân yêu. Những lúc ấy em có cảm giác như không chỉ có con người mà ngay cả lùm cây, ghế đá, lớp học cũng đang chìm vào không gian nghiêm trang ấy. Thời gian làm lễ rất nhanh trôi qua và phần thứ hai của buổi lễ cũng quan trọng không kém, phần tổng kết những ưu khuyết điểm trong suốt một tuần học đã qua. Khi ấy là lúc em có thể ngắm toàn cảnh trường mình trong buổi lễ.

      Toàn cảnh sân trường bao trùm một không khí trang nghiêm nhưng không ngột ngạt mà rất dễ chịu. Những cá nhân, tập thể được biểu dương thì phấn khích reo hò, có thêm động lực để phấn đấu và phát huy, còn những lớp bị phê bình lấy đó làm lời nhắc nhở để sửa chữa. Em để ý thấy ngay cả những người bạn học bình thường rất nghịch ngợm thì đều trở nên vô cùng ngoan ngoãn, dễ mến trong những buổi chào cờ như vậy. Các bạn không hay chạy nhảy nô nghịch như mọi ngày mà ngồi rất nghiêm chỉnh lắng nghe những điều cô tổng phụ trách phổ biến trên sân khấu.

     Điều làm em thấy thú vị nhất là cuối mỗi buổi chào cờ sẽ có tiết mục văn nghệ do đội văn nghệ của nhà trường biểu diễn. Các tiết mục hay làm cho ai nấy đều cảm thấy có tinh thần hơn cho một ngày mới. Buổi lễ chào cờ kết thúc luôn trong sự hân hoan trên từng nét mặt của mỗi học sinh và khi ấy, em cảm thấy mình như vừa được tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho một tuần học với nhiều những điều mới mẻ và thú vị đang chờ đón.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt 4 chân trời Đề tham khảo số 3, Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt 4 CTST, đề thi Tiếng Việt 4 cuối kì 1 chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 3

 

Bình luận

Giải bài tập những môn khác