Đề thi giữa kì 2 HĐTN 8 KNTT: Đề tham khảo số 5

Trọn bộ đề thi giữa kì 2 HĐTN 8 KNTT: Đề tham khảo số 5 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI GIỮA KÌ 2 HĐTN 8 KẾT NỐI TRI THỨC ĐỀ 5

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm). Đâu không phải việc làm để người thân hài lòng?

  • A. Lời nói thể hiện sự tôn trọng người thân.
  • B. Chia sẻ công việc nhà cùng người thân.
  • C. Tự nguyện làm thay phần việc thuộc trách nhiệm của thành viên khác khi cần.
  • D. Tự nguyện nhận thiệt thòi về quyền lợi.

Câu 2 (0,5 điểm). Em đồng tình với ý nào sau đây khi nói về hoạt động thiện nguyện?

  • A. Cần có quỹ thời gian để tham gia đầy đủ hoạt động.
  • B. Là hoạt động cần có sự chuẩn bị kĩ.
  • C. Cần có đủ năng lực tài chính.
  • D. Là một hoạt động quy định độ tuổi.

Câu 3 (0,5 điểm). Cả nhà lên kế hoạch đi du lịch nước ngoài để mừng sinh nhật cho ông. Tuy nhiên em biết ông chỉ thích về quê gặp họ hàng, làng xóm. Trong trường hợp này, em sẽ làm gì?

  • A. Lập tức đưa ra ý kiến và yêu cầu cả nhà thực hiện theo.
  • B. Nghe theo lời bố mẹ không đưa ra ý kiến mà mình biết.
  • C. Đưa ra phản ứng không hài lòng khi bố mẹ không tôn trọng ý kiến của mình.
  • D. Đưa ra ý kiến của mình và thuyết phục gia đình đưa ông về quê.

Câu 4 (0,5 điểm). Đâu không phải là các bước  trong trình tự tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp khó khăn?

  • A. Nhận sự giúp đỡ của tất cả mọi người xung quanh.
  • B. Nhận diện khó khăn.
  • C. Xác định người tin cậy, sẵn sàng và có thể hỗ trợ khi ta gặp khó khăn.
  • D. Tìm gặp người có thể hỗ trợ, trình bày rõ ràng vấn đề đang gặp.

Câu 5 (0,5 điểm). Đâu không phải là cách thể hiện sự tôn trọng ý kiến khác nhau của người thân?

  • A. Thiện chí trong ý kiến của người thân.
  • B. Nói lời cảm ơn khi nhận được ý kiến hợp lí.
  • C. Giữ vững quan điểm của mình trước ý kiến của người thân.
  • D. Làm theo ý kiến hợp lí của người thân đưa ra.

Câu 6 (0,5 điểm). Theo em, kĩ năng thuyết phục là gì?

  • A. Là hành động khiến người khác chấp nhận thông qua lời nói.
  • B. Là hành động khiến người khác tin tưởng thông qua lời nói
  • C. Là hành động khiến người khác nghe theo thông qua lời nói.
  • D. Là hành động khiến người khác đồng tình thông qua lời nói.

Câu 7 (0,5 điểm). Theo em, trường hợp nào sau đây cần sử dụng kĩ năng thuyết phục?

  • A. Trung muốn mẹ mua cho mình một bộ quần áo mới nếu đạt điểm cao trong kì thi.
  • B. Chị gái muốn em gái mặc váy trong bữa tiệc sinh nhật mình nhưng em gái lại không muốn.
  • C. Cả lớp thống nhất dùng quỹ lớp tổ chức sinh nhật cho cô giáo chủ nhiệm.
  • D. Lam muốn đi tham quan cùng lớp nhưng mẹ lo lắng an toàn nên không đồng ý.

Câu 8 (0,5 điểm). Đâu được xem là mục đích lớn nhất của các các hoạt động thiện nguyện?

  • A. Kết nối cộng đồng.
  • B. Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
  • C. Lan tỏa yêu thương. 
  • D. Tạo niềm tin vào cuộc sống.

Câu 9 (0,5 điểm). Theo em đâu là hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương?

  • A. Làm sạch đường phố, ngõ xóm.
  • B. Tham gia hoạt động giữ gìn nền nếp gia đình.
  • C. Tham gia các lớp dạy nghề truyền thống.   
  • D. Tham gia các lễ hội truyền thống.

Câu 10 (0,5 điểm).  Đâu không phải là điều khó khăn có thể gặp khi tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng địa phương?

  • A. Quỹ thời gian không đủ để tham gia.
  • B. Chưa đủ phương tiện để tham gia.
  • C. Nhận được sự ủng hộ của mọi người.
  • D. Vấp phải sự phản đối của người thân.

Câu 11 (0,5 điểm). Ý nào dưới đây không đúng khi nói về cách sống tiết kiệm trong gia đình?

  • A. Bán hoặc trao đổi những đồ vật không dùng tới.
  • B. Không dùng chung các đồ dùng.
  • C. Chỉ mua những thứ thật sự cần thiết.
  • D. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.

Câu 12 (0,5 điểm). Ý nào dưới đây không phải ý nghĩa của hoạt động truyền thống địa phương?

  • A. Giáo dục nhưng đức tính tốt đẹp của dân tộc.
  • B. Rèn luyện đức tính quý của lớp trẻ.
  • C. Khơi dậy niềm tự hào về quê hương.
  • D. Tạo thành một lễ hội thu hút khách du lịch.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Xử lí tình huống và thực hành kĩ thuyết phục, thể hiện lời nói, hành vi tôn trọng người thân trong các tình huống sau đây:

 - Tình huống 1: Lan và Tú dạo gần đây chơi khá thân với nhau, thường xuyên cùng nhau đi học, làm bài tập...Mẹ Lan không đồng ý cho cả hai bạn chơi cùng nhau và gặp phải sự phản đối của Lan.

 - Tình huống 2: An luôn được mọi người khen là con ngoan, trò giỏi. An không bao giờ la cà hay đi chơi sau giờ học mà về nhà phụ giúp gia đình công việc. Vài hôm trở lại đây, An đi học về muộn hơn nhiều so với thường ngày. Thấy con về nhà muộn, bố An có hỏi “Hôm nay con lại đi đâu mà về muộn thế?”. An nghe bố hỏi thế rất bức xúc nói “Tại sao bố lúc nào cũng nghĩ con đi la cà là sao, con còn việc riêng của con nữa chứ!”. Nói xong, An vùng vằng bỏ vào phòng và khóa trái cửa. 

Câu 2 (1,0 điểm). Chia sẻ một hoạt động thiện nguyện mà em đã tham gia hoặc đã biết.

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
ABDACB
Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10Câu 11Câu 12
CBACBD

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1:

Xử lí tình huống và thực hành kĩ thuyết phục, thể hiện lời nói, hành vi tôn trọng người thân trong các tình huống:

  - Tình huống 1: 

+ Lan có thể trò chuyện thẳng thắn theo hướng tình cảm với mẹ về mối quan hệ bạn bè của mình.

+ Lan giải thích rõ với mẹ về mối quan hệ cũng như tình cảm yêu quý, trong sáng của cả hai. 

+ Lan có thể nêu ra một số lý do quý trọng tình bạn này: Tú luôn giúp đỡ môn Lan học còn yếu, cả hai hỗ trợ nhau trong học tập, rèn luyện…

+ Lan cảm ơn mẹ đã luôn yêu thương, quan tâm đến mình cũng như là các mối quan hệ bạn bè của mình. 

 - Tình huống 2:

+ An đang trong độ tuổi phát triển tâm lí chưa ổn định, chưa thể đánh giá hành vi và lời nói của mình là đúng hay sai mà đơn thuần chỉ là sự bộc phát cảm xúc nhất thời khi được bố hỏi vì sao về muộn.

+ Bố mẹ thường lo lắng, quan tâm đối với con cái nhưng sự quan tâm quá mức có thể khiến con cái cảm thấy bị quản thúc, khó chịu.

+ Tuy nhiên cách ứng xử của An cần giữ đúng mực, không nên có lời nói, hành vi thiếu tôn trọng bố mẹ. An cần giải thích cho bố mẹ lí do mình về muộn hoặc chia sẻ những vấn đề đang vướng mắc trong học tập, bạn bè hoặc với chính bố mẹ. Hai bên cần có sự trao đổi thẳng thắn, lắng nghe và thấu hiểu lẫn nhau. 

Câu 2:

Chia sẻ một hoạt động thiện nguyện mà em đã tham gia hoặc đã biết:

- Đó là hoạt động nào? 

- Do ai tổ chức? 

- Hoạt động diễn ra như thế nào? 

- Những khó khăn khi tham gia hoạt động. 

- Cách tìm kiếm sự hỗ trợ. 

- Cảm xúc của mọi người khi tham gia.  

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Hoạt động trải nghiệm 8 kết nối, đề thi giữa kì 2 HĐTN 8 KNTT: Đề tham

Bình luận

Giải bài tập những môn khác