Đề thi giữa kì 1 HĐTN 8 KNTT: Đề tham khảo số 2
Trọn bộ đề thi giữa kì 1 HĐTN 8 KNTT: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 HĐTN 8 KẾT NỐI TRI THỨC ĐỀ 2
PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Phòng truyền thống nhà trường là:
- A. là nơi lưu giữ rất nhiều những thành tích, những huân huy chương của cá nhân và tập thể của cá nhân và nhà trường.
- B. là nơi lưu giữ và trưng bày các hình ảnh, tư liệu các hoạt động của nhà trường
- C. là nơi tái hiện và lưu giữ lịch sử của nhà trường
- D. nơi các thầy cô tập trung và họp.
Câu 2 (0,5 điểm). Việc làm nào dưới đây là biểu hiện tự hoàn thiện bản thân?
- A. Tích cực lao động, sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm.
- B. Không ngừng học tập, tu dưỡng để ngày một tiến bộ.
- C. Chăm học để có kết quả cao.
- D. Học hỏi tất cả mọi người.
Câu 3 (0,5 điểm). Nhà trường có những truyền thống nào?
- A. Hình ảnh hoạt động chuyên môn.
- B. Thành tích GV, HS đạt được.
- C. Truyền thống học tập và đạt thành tích cao.
- D. Hình ảnh hoạt động đoàn thể của trường.
Câu 4 (0,5 điểm). Đâu không phải là nội dung đặt trong phòng truyền thống nhà trường?
- A. Lịch sử hình thành và phát triển của trường
- B. Thành tích của nhà trường đạt được.
- C. Mô hình khuôn viên trường
- D. Sách vở, tài liệu các môn học.
Câu 5 (0,5 điểm). Đâu không phải là định nghĩa về cách thương thuyết?
- A. Nêu những yêu cầu cụ thể của mình, những gì mình muốn hoặc không mong muốn
- B. Lắng nghe yêu cầu của đối phương và đưa ra một thỏa hiệp tương ứng
- C. Trong trường hợp nảy sinh mâu thuẫn, tìm một cách giải quyết khác mà cả hai bên cùng chấp nhận được
- D. Đưa ra các luận điểm ủng hộ hay phản đối
Câu 6 (0,5 điểm). Hoạt động nào dưới đây thể hiện trách nhiệm với gia đình?
- A. Phun thuốc trừ sâu
- B. Giao hàng đi xa
- C. Giúp mẹ chuẩn bị bữa tối cho gia đình
- D. Nghỉ học đi làm
Câu 7 (0,5 điểm). Khi tham gia các phong trào của trường tổ chức, em cảm thấy như thế nào?
- A. không thích nhiều phong trào.
- B. tỏ thái độ không vui.
- C. thấy phiền và mất thời gian.
- D. tự hào và rất háo hức khi tham gia.
Câu 8 (0,5 điểm). Biểu hiện của nét tính cách hướng ngoại là:
- A. Dễ cảm thông với người khác. Sẵn sàng hợp tác và giúp đỡ mọi người.
- B. Chu đáo, kĩ càng trong công việc. Kỉ luật, làm việc có kế hoạch, tinh thần trách nhiệm.
- C. Thích ở một mình. Thích hoạt động cá nhân.
- D. Thích giao tiếp cộng đồng. Thích hoạt động nhóm.
Câu 9 (0,5 điểm). Cho tình huống: Do chưa nỗ lực nên kết quả học tập của M chưa tốt. Dù vậy, M không thế hiện sự buồn chán hay lo lắng vì kết quả này. Em thấy M là người như thế nào?
- A. Thiếu trách nhiệm với bản thân và gia đình mình
- B. Là người có trách nhiệm với bản thân
- C. Là người có trách nhiệm với những người xung quanh
- D. Là người thoải mái trong cuộc sống
Câu 10 (0,5 điểm). Theo em, biết tranh biện và thương thuyết có ý nghĩa gì?
- A. Giúp em bảo vệ quan điểm cá nhân một cách phù hợp
- B. Tránh làm tổn thương người khác, tránh gây mất đoàn kết
- C. Lắng nghe, nhìn nhận vấn đề theo hướng khách quan
- D. Kiềm chế cảm xúc khi bày tỏ quan điểm
Câu 11 (0,5 điểm). Việc nào không thể hiện trách nhiệm của em với mọi người xung quanh?
- A. Quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình
- B. Cùng hợp tác giúp đỡ những người khó khăn ở địa phương
- C. Chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân
- D. Hoàn thành nhiệm vụ của bản thân trong nhóm, tập thể
Câu 12 (0,5 điểm). Nếu em là Vương, em sẽ làm gì trong tình huống này?
Các bạn trong nhóm rủ Vương đi leo núi hái sim sau giờ học chiều mai.
- A. Em sẽ thử đi cùng các bạn để trải nghiệm.
- B. Em sẽ từ chối và khuyên các bạn không nên leo núi khi không có người lớn.
- C. Em sẽ đi cùng các bạn mà không thông báo với bố mẹ.
- D. Em sẽ từ chối các bạn và không khuyên ngăn các bạn.
PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Xử lí tình huống và thực hành cách duy trì và giữ gìn tình bạn trong các tình huống sau đây:
Tình huống 1: Em nghe được những thông tin không đúng về bạn của mình.
Tình huống 2: Bạn của em tham gia một cuộc thi và đạt giải cao.
Tình huống 3: Em và bạn hiểu lầm nhau.
Câu 2 (1,0 điểm). Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến: Cần có nhiều bài tập về nhà cho học sinh hay không. Vì sao?
Hướng dẫn trả lời
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
A | B | C | D | D | C |
Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 |
D | D | A | A | C | B |
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1:
Xử lí tình huống và thực hành cách duy trì và giữ gìn tình bạn trong các tình huống:
- Tình huống 1:
+ Khi em nghe những thông tin không đúng về bạn của mình, em nên xem xét, cân nhắc lại thông tin đó đã đúng hay chưa, chủ động nói chuyện này với bạn của mình.
+ Nếu những thông tin đó là không đúng sự thật, em sẽ giải thích, đính chính lại sự thật giúp bạn.
- Tình huống 2:
+ Khi nghe được tin bạn đạt giải cao, em sẽ gửi lời chúc mừng bạn vì đã nỗ lực, cố gắng cho thành tích mình đã đạt được.
+ Em sẽ học tập, noi gương bạn để rèn luyện, học tập nhiều hơn trong con đường sắp tới.
- Tình huống 3:
+ Khi em và bạn hiểu nhầm nhau một vấn đề nào đó, em sẽ hẹn gặp bạn một buổi nói chuyện thẳng thắn với nhau. Đó cũng là cách để em và bạn có thể chia sẻ, tâm sự và giải quyết vướng mắc với nhau rõ ràng và thấu hiểu hơn
+ Em luôn thể hiện sự tôn trọng quan điểm, ý kiến của bạn. Nếu chưa hợp lí thì em sẽ góp ý để bạn hiểu hơn về vấn đề đó.
Câu 2:
HS vận dụng hiểu biết của bản thân, đưa ra quan điểm về việc: Cần có nhiều bài tập về nhà cho học sinh hay không?
- Đồng ý, vì:
+ Việc chính của học sinh là học tập, nên việc làm bài tập củng cố kiến thức ở nhà là điều đương nhiên và cần thiết,…
+ Làm bài tập cũng là cách rèn luyện và thực hành kiến thức tốt hơn, giúp HS giải quyết được những tình huống cụ thể,...
- - Không đồng ý, vì:
+ Bài tập về nhà nên được giao vừa phải, tránh tình trạng quá tải. + Bài tập về nhà nên được giao vừa phải, tránh tình trạng quá tải.
+ Quá nhiều bài tập sẽ khiến HS mất tập trung vào những kiến thức trọng tâm, nhiều môn học như thế dẫn đến tình trạng stress, đặc biệt là các bạn nhỏ tuổi.
Thêm kiến thức môn học
Đề thi Hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Hoạt động trải nghiệm 8 kết nối, đề thi giữa kì 1 HĐTN 8 KNTT: Đề tham
Bình luận