Đề thi giữa kì 2 HĐTN 8 KNTT: Đề tham khảo số 1

Trọn bộ đề thi giữa kì 2 HĐTN 8 KNTT: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI GIỮA KÌ 2 HĐTN 8 KẾT NỐI TRI THỨC ĐỀ 1

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm). Đâu không phải là lời nói và việc làm khiến người thân hài lòng?

  • A. Để người thân tự vượt qua khó khăn.  
  • B. Chăm sóc người thân bị ốm.
  • C. Nói lời yêu thương với người thân.
  • D. Cùng nhau chia sẻ công việc gia đình.

Câu 2 (0,5 điểm). Em đồng tình với ý nào sau đây khi nói về hoạt động thiện nguyện?

  • A. Là một dạng chương trình kêu gọi tấm lòng hảo tâ, của nhân dân địa phương.
  • B. Là hoạt động mang ý nghĩa giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.
  • C. Là hoạt động cần đến sự góp sức của cả cộng đồng và xã hội.
  • D. Là một hoạt động của cá nhân có tấm lòng nhân ái.

Câu 3 (0,5 điểm). Hải rất muốn tham gia câu lạc bộ bóng đá của trường nhưng bố mẹ cho rằng cuối cấp nên Hải cần tập trung vào việc học. Nếu là Hải em sẽ làm gì?

  • A. Lập tức đưa ra lí do chính đáng vì đó là câu lạc bộ của trường tổ chức để tham gia.
  • B. Nghe theo lời bố mẹ không tham gia câu lạc bộ để tập trung vào việc học.
  • C. Đưa ra phản ứng không hài lòng khi bố mẹ không tôn trọng sở thích của mình.
  • D. Thuyết phục bố mẹ cho mình tham gia câu lạc bộ nếu ảnh hưởng đến học tập sẽ dừng tham gia.

Câu 4 (0,5 điểm). Đâu không phải là cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn?

  • A. Kêu gọi sự hỗ trợ của tất cả mọi người.
  • B. Nhận diện khó khăn.
  • C. Xác định người có thể hỗ trợ.
  • D. Trình bày nhu cầu hỗ trợ.

Câu 5 (0,5 điểm). Đâu không phải là cách thể hiện sự tôn trọng ý kiến khác nhau của các thành viên trong gia đình?

  • A. Lắng nghe ý kiến của người thân.
  • B. Đặt mình vào vị trí của người thân để thấu hiểu.
  • C. Đưa ra phản hồi mang tính phản biện cao.
  • D. Biết thừa nhận sự hợp lí trong ý kiến của người thân.

Câu 6 (0,5 điểm). Theo em, từ đồng nghĩa với hài lòng là gì?

  • A. Tự mãn.
  • B. Mãn nguyện.
  • C. Vui vẻ.
  • D. Thích thú.

Câu 7 (0,5 điểm). Theo em, thế nào được gọi là tiết kiệm?

  • A. Tiết kiệm là sử dụng đúng mức, hợp lý vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
  • B. Tiết kiệm là sử dụng đúng công năng, hợp lý của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
  • C. Tiết kiệm là sử dụng đúng mức, hợp lý của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
  • D. Tiết kiệm là sử dụng hết công năng, hợp lý của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

Câu 8 (0,5 điểm). Đâu được xem là nguyên nhân lớn dẫn đến việc các hoạt động giáo dụ truyền thống địa phương chưa được hưởng ứng đông đảo?

  • A. Do các hoạt động ít được địa phương quan tâm và tổ chức.
  • B. Do sự tiếp cận của người dân đối với chương trình còn hạn chế.
  • C. Sự không thống nhất về mặt quản lí và tổ chức. 
  • D. Do truyền thông, phổ biến các hoạt động chưa được nâng cao.

Câu 9 (0,5 điểm). Theo em đâu là lời nói làm hài lòng người thân và gia đình?

  • A. Chào hỏi lễ phép với người lớn.
  • B. Tự nguyện làm thay phần việc của người thân.
  • C. Tự nguyện nhận thiệt thòi về mình.  
  • D. Chăm sóc người thân.

Câu 10 (0,5 điểm).  Đâu không phải là hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng?

  • A. Tổng vệ sinh trường học.
  • B. Tham gia các hoạt động từ thiện.
  • C. Tổ chức xịt thuốc phòng bệnh sốt xuất huyết.
  • D. Tham gia lễ hội truyền thống địa phương.

Câu 11 (0,5 điểm). Ý nào dưới đây không đúng khi nói về cách thuyết phục người thân trong gia đình?

  • A. Chọn thời điểm thích hợp.
  • B. Dùng từ ngữ mang tính áp đặt.
  • C. Đưa ra phương án hợp lí.
  • D. Diễn đạt rõ ràng, rành mạch.

Câu 12 (0,5 điểm). Ý nào dưới đây không phải ý cần có trong kế hoạch thiện nguyện?

  • A. Tên hoạt động.
  • B. Mục tiêu hoạt động.
  • C. Cách thực hiện.
  • D. Độ tuổi tham gia.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Xử lí và thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân bằng lời nói, hành động cụ thể trong các tình huống sau đây:

       - Tình huống 1: Em nghe thấy bố mẹ trao đổi về việc chuẩn bị mừng thọ ông bà - Tình huống 1: Em nghe thấy bố mẹ trao đổi về việc chuẩn bị mừng thọ ông bà

       - Tình huống 2: Em thấy bố rất bức xúc sau khi nói chuyện với ai đó qua điện thoại về công việc.  - Tình huống 2: Em thấy bố rất bức xúc sau khi nói chuyện với ai đó qua điện thoại về công việc.

       - Tình huống 3: Dạo này em thấy em gái em có vẻ mặt buồn bã và hay ngồi một mình - Tình huống 3: Dạo này em thấy em gái em có vẻ mặt buồn bã và hay ngồi một mình

 Câu 2 (1,0 điểm). Nêu một số các tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn.

 Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

A

B

D

A

C

B

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

C

B

A

C

B

D

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1:

Xử lí tình huống và thực hành kĩ năng ra quyết định chi tiêu phù hợp với tài chính cá nhân trong các tình huống:

 - Tình huống 1:

 + Em có thể xin phép bố mẹ cùng tham gia trao đổi về bữa tiệc mừng  thọ cho ông bà.

 + Em có thể đề xuất những ý kiến tổ chức mà em cho là hay và phù hợp, thể hiện được sự quan tâm, và tình cảm của mình và bố mẹ dành cho ông bà.

 + Em tìm hiểu về sở thích, thói quen để mua một món quà nhỏ tặng ông bà hoặc làm tấm thiệp ghi lời chúc cho ông bà.

 + Em có thể giúp ông bà chuẩn bị trang phục chỉnh tề cho buổi mừng thọ để cả gia đình cùng chụp một tấm ảnh kỉ niệm.

 - Tình huống 2:

 + Em có thể nhẹ nhàng quan tâm đến cảm xúc của bố bằng cách hỏi “ Con thấy bố không được vui, bố có vấn đề gì muốn chia sẻ với con không ạ?”

 + Em động viên bố nên giữ bình tĩnh để giải quyết công việc nhanh chóng và dễ dàng hơn.

 + Em có thể giúp bổ bớt căng thẳng bằng cách đấm lưng, rót nước, đi dạo cùng cùng bố,...

 - Tình huống 3:

 + Em có thể mang chiếc khăn ra lau mồ hôi cho bố hoặc mua chiếc nón, chiếc ô ra che nắng mưa, mang quạt ra quạt mát cho bố, rót nước cho bố uống.

 + Ngỏ ý muốn cùng thực hiện công việc này với bố. Giúp bố hoàn thành công việc nhanh chóng và đỡ mệt mỏi, vất vả hơn.

 + Động viên bố nên giữ gìn sức khỏe, không nên làm việc quá sức.

Câu 2:

Một một số các tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn:

 - Nhận diện khó khăn.

 - Xác định người có thể hỗ trợ và mong muốn được hỗ trợ.

 - Trình bày nhu cầu hỗ trợ.

 - Thể hiện thái độ phù hợp khi đề nghị được hỗ trợ.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Hoạt động trải nghiệm 8 kết nối, đề thi giữa kì 2 HĐTN 8 KNTT: Đề tham

Bình luận

Giải bài tập những môn khác