Đề thi cuối kì 2 HĐTN 8 KNTT: Đề tham khảo số 1
Trọn bộ đề thi cuối kì 2 HĐTN 8 KNTT: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
ĐỀ THI CUỐI KÌ 2 HĐTN 8 KẾT NỐI TRI THỨC ĐỀ 1
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Theo em, cảnh quan là gì?
A. Là toàn bộ những gì có thể nhìn thấy của một khu vực, bao gồm cả các yếu tố về tự nhiên, vật lý, con người, được nhìn nhận bằng các giác quan của con người.
B. Là toàn bộ những gì có thể nhìn thấy của một khu vực, bao gồm cả các yếu tố về tự nhiên, con người, được nhìn nhận bằng các giác quan của con người.
C. Là toàn bộ những gì có thể nhìn thấy của một khu vực, bao gồm cả các yếu tố về tự nhiên, vật lý được nhìn nhận bằng các giác quan của con người.
D. Là toàn bộ những gì có thể nhìn thấy của một khu vực, bao gồm cả các yếu tố về tự nhiên được nhìn nhận bằng các giác quan của con người.
Câu 2 (0,5 điểm). Theo em, nghề nghiệp là gì?
A. Là công việc mà một người làm để thể hiện bản thân hoặc đóng góp vào xã hội thông qua việc áp dụng và phát triển các kỹ năng, kiến thức của mình.
B. Là công việc mà một người làm để duy trì cuộc sống hoặc đóng góp vào xã hội thông qua việc áp dụng và phát triển các kỹ năng, kiến thức của mình.
C. Là công việc mà một người làm để kiếm sống hoặc đóng góp vào xã hội thông qua việc áp dụng và phát triển các kỹ năng, kiến thức của mình.
D. Là công việc mà một người làm để thể hiện tài năng hoặc đóng góp vào xã hội thông qua việc áp dụng và phát triển các kỹ năng, kiến thức của mình.
Câu 3 (0,5 điểm). Đâu không phải là phải cách để rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì và chăm chỉ trong công việc?
A. Tham gia các hoạt động thể dục, thể thao của trường lớp, địa phương.
B. Chủ động hoàn thành công việc nhà và giúp đỡ người thân khi rảnh rỗi.
C. Chăm chỉ học tập, thực hiện đúng nhiệm vụ của một học sinh.
D. Tập trung vào các hoạt động ngoại khóa để rèn luyện các kĩ năng sống.
Câu 4 (0,5 điểm). Theo em, thợ cơ khí cần có những yêu cầu gì về năng lực, phẩm chất?
A. Có đủ những kiến thức cơ bản về ngoại ngữ.
B. Có kĩ năng giao tiếp tốt.
C. Thành thạo tin học văn phòng.
D. Thao tác chính xác, nhanh chóng, hiệu quả.
Câu 5 (0,5 điểm). Theo em, định hướng là gì?
A. Là quá trình xác định rõ các nghề nghiệp phổ biến mà cá nhân có thể lựa chọn, dựa trên khả năng, sở thích, giá trị,…
B. Là quá trình xác định rõ các tiêu chí nghề nghiệp cá nhân dựa trên khả năng, sở thích, giá trị,…
C. Là quá trình xác định rõ các sở thích nghề nghiệp cá nhân dựa trên khả năng,giá trị, xu hướng…
D. Là quá trình xác định rõ các mục tiêu nghề nghiệp cá nhân dựa trên khả năng, sở thích, giá trị,…
Câu 6 (0,5 điểm). Đâu không phải là phẩm chất mà một giáo viên cần có?
A. Yêu nghề, yêu thương học sinh.
B. Có tinh thần trách nhiệm cao.
C. Tỉ mỉ. Khéo tay và cẩn thận.
D. Kiên trì, nhẫn nại trong quá trình giáo dục học sinh.
Câu 7 (0,5 điểm). Đâu không phải là nhà chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông?
A. Kĩ sư phần mềm.
B. Lập trình viên trò chơi máy tính.
C. Nhà thiết kế phần mềm.
D. Nhà thiết kế thời trang.
Câu 8 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về cách bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương đối với học sinh?
A. Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định về bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của nhà trường và địa phương.
B. Tuyên truyền và vận động người dân cùng thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định về bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh.
C. Xử phạt nghiêm hành vi làm thay đổi, biến dạng hình dáng, sự hài hòa trong không gian và cấu trúc cảnh quan.
D. Tích cực tham gia các hoạt động gìn giữ , bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh.
Câu 9 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không phải năng lực mà giáo viên cần có?
A. Có óc quan sát, chịu khó tìm hiểu, học hỏi, có sức khỏe tốt.
B. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
C. Thấu hiểu tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh.
D. Có cách truyền đạt dễ hiểu và hiệu quả đối với học sinh.
Câu 10 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không phải cách để rèn luyện phẩm chất có trách nhiệm?
A. Luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.
B. Nhận những nhiệm vụ vượt qua khả năng của bản thân.
C. Xây dựng và thực hiện chế độ học tập, sinh hoạt hợp lí.
D. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
Câu 11 (0,5 điểm). Hoa là người ngăn nắp, tỉ mỉ, có năng lực tổ chức, yêu động vật, yêu thơ ca, đặc biệt thích hoạt động thiên nhiên bên ngoài, trải nghiệm cuộc sống. Theo em, Hoa phù hợp với công việc nào?
A. Thư kí hành chính và nhân viên chuyên môn khác.
B. Nhà tư vấn nông, lâm nghiệp và thủy sản.
C. Nhà văn, nhà báo hoặc nhà ngôn ngữ học.
D. Nhân viên dịch vụ và bán hàng.
Câu 12 (0,5 điểm). Theo em, đâu là lí do cần hướng nghiệp?
A. Góp phần giảm tình trạng thất nghiệp sau khi ra trường của sinh viên.
B. Giúp học sinh định hướng được công việc trong tương lai.
C. Định hướng cơ cấu ngành dọc trong thị trường lao động.
D. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thêm sự lựa chọn về nhân công trong tương lai.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Lên kế hoạch truyền thông về biện pháp để phòng tránh thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.
Câu 2 (1,0 điểm). Nêu các công việc đặc trưng và trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của nghề thợ cơ khí.
Hướng dẫn trả lời
A.PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
A | C | D | D | D | C |
Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 |
D | C | A | B | C | B |
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1:
Kế hoạch truyền thông về biện pháp để phòng tránh thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai:
- Mục đích truyền thông: Nâng cao nhận thức cho người dân địa phương về những biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.
- Đối tượng truyền thông: Người dân ở địa phương.
- Địa điểm tổ chức truyền thông: ...
- Thời gian tổ chức truyền thông: …
- Nội dung truyền thông:
+ Thực trạng thiên tai ở địa phương trong khoảng 3 đến 5 năm qua và thiệt hại do thiên tai gây ra cho người dân ở địa phương.
+ Biện pháp để phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp một số loại thiên tai thường xảy ra ở địa phương.
- Thông điệp truyền thông: Đề phòng và giảm nhẹ rủi ro thiên tai là trách nhiệm của mỗi người vì sức khoẻ, tính mạng, tài sản của bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Kênh truyền thông: Trực tiếp.
- Hình thức truyền thông: Thuyết trình.
- Phân công nhiệm vụ:
+ Liên hệ và lên kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương: Trường nhóm.
+ Chuẩn bị bài thuyết trình: Cả nhóm.
+ Dẫn chương trình: Trưởng nhóm.
+ Thuyết trình: Cả nhóm, mỗi người trình bày một đoạn, nối tiếp nhau.
Câu 2:
- Các việc làm đặc trưng của nghề thợ cơ khí:
+ Lắp ráp, kiểm tra, thử nghiệm và sửa chữa động cơ ô tô và các loại xe có động cơ khác
+ Thay thế các bộ phận hoặc hoàn thiện động cơ, lắp ráp, kiểm tra, điều chỉnh, tháo dỡ, khôi phục và thay thế bộ phận hỏng hóc.
+ Lắp ráp hoặc điều chỉnh động cơ, phanh và điều chỉnh tay lái hoặc các bộ phận khác của các loại xe có động cơ.
- Trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của nghề: Kim, cờ lê, tuốc nơ vít, búa, máy khoan, máy mài, thiết bị đo lường và kiểm tra, đồ dùng bảo hộ lao động (mũ, quần áo, găng tay, giày).
Thêm kiến thức môn học
Đề thi Hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Hoạt động trải nghiệm 8 kết nối, đề thi cuối kì 2 HĐTN 8 KNTT: Đề tham
Bình luận