Đề thi cuối kì 1 HĐTN 8 KNTT: Đề tham khảo số 3
Trọn bộ đề thi cuối kì 1 HĐTN 8 KNTT: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 HĐTN 8 KẾT NỐI TRI THỨC ĐỀ 3
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Khi em được điểm thấp môn Văn, em sẽ có cảm xúc gì?
- A. Vui vẻ, hạnh phúc
- B. Buồn bã, thất vọng
- C. Mong chờ, háo hức
- D. Bình thường
Câu 2 (0,5 điểm). Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm với bản thân?
- A. Học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân từng ngày
- B. Bỏ ăn để giảm cân
- C. Bày đồ bừa bãi khắp phòng
- D. Ngủ nướng tới chiều, không ăn trưa
Câu 3 (0,5 điểm). Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về lợi ích của kĩ năng kiểm soát cảm xúc đối với mỗi người?
- A. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc giúp con người sống cân bằng, bảo vệ được sức khoẻ
- B. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc giúp con người luôn chỉ có cảm xúc tích cực
- C. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc giúp con người có cách giải quyết, ứng xử phù hợp, không làm tổn thương chính mình và người khác
- D. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc giúp con người không để cảm xúc tiêu cực làm ảnh hưởng đến công việc, học tập và các mối quan hệ
Câu 4 (0,5 điểm). Nhận định nào sau đây là đúng?
- A. Chế giễu bạn trên mạng xã hội hay qua tin nhắn không phải là bạo lực học đường.
- B. Ngôn luận của mạng xã hội không gây tổn thương đến người bị bạo lực học đường.
- C. Bạo lực học đường là lẽ tất nhiên thường xảy ra trong môi trường giáo dục.
- D. Bạo lực học đường là một tình trạng xấu cần phải ngăn chặn trong môi trường giáo dục.
Câu 5 (0,5 điểm). Câu tục ngữ nào không nói về tình bạn đẹp?
- A. Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở
- B. Trong khốn khó mới biết ai là bạn tốt
- C. Anh em như thể tay chân
- D. Tứ hải giai huynh đệ
Câu 6 (0,5 điểm). Khi phát hiện bạo lực học đường, em cần làm gì?
- A. Báo cáo với giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp xử lí kịp thời
- B. Mặc kệ không quan tâm đến
- C. Tham gia, cổ vũ bạo lực học đường
- D. Quay video đăng mạng xã hội câu view
Câu 7 (0,5 điểm). Biểu hiện của nét tính cách thân thiện là:
- A. Dễ cảm thông với người khác. Sẵn sàng hợp tác và giúp đỡ mọi người.
- B. Chu đáo, kĩ càng trong công việc. Kỉ luật, làm việc có kế hoạch, tinh thần trách nhiệm.
- C. Thích ở một mình. Thích hoạt động cá nhân.
- D. Thích giao tiếp cộng đồng. Thích hoạt động nhóm.
Câu 8 (0,5 điểm). Vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc phát huy truyền thống của nhà trường là?
- A. Tích cực xây dựng, đẩy mạnh các hoạt động nhằm phát huy truyền thống của nhà trường và vận động học sinh tham gia
- B. Cầu nối vững chắc giữa phụ huynh học sinh và nhà trường để phổ biến, khuyến khích các em tham gia các hoạt động của nhà trường
- C. Cùng với nhà trường đẩy mạnh, phát triển các hoạt động chung
- D. Nỗ lực học tập, rèn luyện không ngừng nghỉ để đạt kết quả tốt, góp phần phát huy truyền thống của nhà trường
Câu 9 (0,5 điểm). Những yếu tố thường ảnh hưởng đến việc thực hiện cam kết của em là?
- A. Khả năng thực hiện của bản thân.
- B. Thiếu điều kiện, phương tiện để thực hiện.
- C. Thiếu ý chí, nghị lực.
- D. Thiếu các kĩ năng như: quản lí thời gian, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề.
Câu 10 (0,5 điểm). Đâu không phải là cách tranh biện hiệu quả?
- A. Đưa ra các luận điểm ủng hộ hay phản đối
- B. Phân tích, lập luận có chứng cứ
- C. Thuyết phục đối tác về sự hợp lí của đề xuất
- D. Kết luận được quan điểm của bản thân
Câu 11 (0,5 điểm). Ý nghĩa của việc rèn luyện khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân?
- A. Giúp em ngày càng tự chủ hơn trong cuộc sống
- B. Mọi người yêu quý, tôn trọng
- C. Trở thành người lãnh đạo trong tương lai
- D. Có nhiều bạn bè hơn
Câu 12 (0,5 điểm). Nếu em là M, em sẽ làm gì để điều chỉnh cảm xúc trong trường hợp sau?
Đi học về, M thấy bàn học của mình bị thay đổi cách sắp đặt khiến M không tìm thấy món đồ mình để trên bàn. M thấy khó chịu và rất muốn hỏi mẹ.
- A. Em sẽ tỏ ra khó chịu và khóc khi không tìm thấy món đồ của mình
- B. Em sẽ hỏi mẹ về món đồ mình để trên bàn và chia sẻ cảm xúc với mẹ
- C. Em sẽ tức giận, bỏ đi
- D. Em sẽ tìm hỏi mẹ tại sao lại tự ý sắp đặt lại bàn học của mình
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Xử lí tình huống và thể hiện trách nhiệm với mọi người xung quanh trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1: H thấy nhóm bạn bắt nạt một em lớp dưới.
Trường hợp 2: Trong lớp có bạn Q bị ốm phải nghỉ học nhiều ngày.
Trường hợp 3: N kể với C về việc mình bị sàm sỡ và cảm thấy rất hoang mang, sợ hãi. N yêu cầu C giữ bí mật cho mình.
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy nêu những thuận lợi và khó khăn khi từ chối trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống.
Hướng dẫn trả lời
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
B | A | D | D | C | A |
Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 |
A | B | D | C | A | B |
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1:
Xử lí tình huống và thể hiện trách nhiệm với mọi người xung quanh trong các trường hợp:
- Trường hợp 1: H nên chạy vào can ngăn nhóm bạn, không nên thực hiện các hành vi bắt nạt em nhỏ. Chúng ta phải nhường nhịn, yêu thương các em, xây dựng một môi trường sống lành mạnh, tốt đẹp.
- Trường hợp 2: Các bạn trong lớp khi nghe tin bạn Q ốm, thì nên rủ nhau mua bánh kẹo, hoa quả qua nhà hỏi thăm, động viên Q, chúc Q mau khỏi bệnh để còn đi học lại
- Trường hợp 3: Trong trường hợp này, trước hết C nên an ủi, trấn an N sau chuyện đó, bởi lẽ N đang rất sợ hãi, lo lắng. Chuyện bị sàm sỡ là chuyện tế nhị, nếu N muốn giữ bí mật thì C nên giữ bí mật cho N. Tuy nhiên, C nên khuyên N báo với bố mẹ, thầy cô,... để có biện pháp phòng tránh những chuyện tiếp theo xảy ra, bảo vệ bản thân trước kẻ xấu.
Câu 2:
HS vận dụng hiểu biết của bản thân, chia sẻ những thuận lợi và khó khăn của em khi từ chối trong các tình huống khác nhau của cuộc sống:
- Thuận lợi:
+ Giúp giữ được sự tự trọng: Khi từ chối những yêu cầu hoặc lời mời không phù hợp với giá trị và nguyện vọng của mình, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn về bản thân, vì bạn biết mình đang tuân thủ những nguyên tắc và giá trị cá nhân của mình.
+ Tăng cường năng lực quản lý thời gian: Việc từ chối một số yêu cầu hoặc lời mời không cần thiết giúp bạn tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng hơn và tăng cường năng lực quản lý thời gian.
+ Tạo mối quan hệ chân thành: Nếu bạn biết từ chối một cách lịch sự và thông cảm, bạn sẽ tạo được mối quan hệ chân thành hơn với những người xung quanh, vì họ sẽ cảm thấy được kính trọng và đánh giá cao tính thẳng thắn của bạn.
- Khó khăn:
+ Cảm thấy áp lực từ người khác: Có thể có những người quan trọng đối với bạn cảm thấy bất mãn hoặc bị thất vọng khi bạn từ chối họ. Điều này có thể tạo cảm giác áp lực và căng thẳng trong mối quan hệ.
+ Lo lắng về cảm xúc của người khác: Khi từ chối một yêu cầu hoặc lời mời của người khác, bạn có thể lo lắng rằng họ sẽ cảm thấy bị từ chối hoặc bị xúc phạm. Điều này có thể gây ra một mối quan hệ căng thẳng hoặc gây ra sự khó chịu.
Thêm kiến thức môn học
Đề thi Hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Hoạt động trải nghiệm 8 kết nối, đề thi cuối kì 1 HĐTN 8 KNTT: Đề tham
Bình luận