Đề thi cuối kì 1 HĐTN 8 KNTT: Đề tham khảo số 4
Trọn bộ đề thi cuối kì 1 HĐTN 8 KNTT: Đề tham khảo số 4 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
ĐỀ THI CUỐI KÌ 1 HĐTN 8 KẾT NỐI TRI THỨC ĐỀ 4
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Nên làm gì để thực hiện chi tiêu phù hợp trước ảnh hưởng của tiếp thị, quảng cáo?
A. Tham khảo những chia sẻ và trải nghiệm của người khác.
B. Xem nhiều quảng cáo trên mạng.
C. Tải các ứng dụng mua sắm trực tuyến.
D. Mua sắm theo những quảng cáo trên mạng.
Câu 2 (0,5 điểm). Vai trò của sự tự chủ là gì?
A. Nâng cao vị thế của mình.
B. Thể hiện cái tôi trước mọi người.
C. Đánh giá được năng lực của bản thân.
D. Thể hiện cá tính, chất riêng của mình.
Câu 3 (0,5 điểm). Đâu không phải là một trang mạng xã hội ?
A. Weibo.
B. Twitter.
C. Instagram.
D. TikTok.
Câu 4 (0,5 điểm). Đối với tình huống nguy hiểm nên đưa ra câu từ chối nào?
A. Từ chối quyết liệt, gay gắt.
B. Từ chối thương lượng bằng cách đưa ra phương án khác.
C. Từ chối trì hoãn bằng cách đưa ra một lí do.
D. Từ chối thẳng, dứt khoát.
Câu 5 (0,5 điểm). Khi nào sử dụng lời từ chối thương lượng?
A. Tình huống không thể thực hiện được.
B. Tình huống nguy hiểm.
C. Tình huống vượt quá khả năng.
D. Tình huống không phù hợp với nhu cầu, sở thích cá nhân.
Câu 6 (0,5 điểm). Câu nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm với bản thân?
A. Sắp xếp, dọn dẹp đồ dùng, phòng ốc của mình gọn gàng.
B. Hoàn thành bài tập về nhà trước khi đến lớp.
C. Vâng lời ông bà, cha mẹ, làm con ngoan, trò giỏi.
D. Thực hiện đúng thời khóa biểu ở trường và thời gian biểu ở nhà.
Câu 7 (0,5 điểm). Theo em như thế nào được coi là người tiêu dùng thông thái?
A. Là người mua và sử dụng các sản phẩm theo phong trào.
B. Là người mua và sử dụng các sản phẩm theo sự tư vấn của của mọi người và không quan tâm đến sự thiết yếu của sản phẩm.
C. Là người mua và sử dụng các sản phẩm theo đúng sở thích, mong muốn của bản thân.
D. Là người mua và sử dụng các sản phẩm đúng mục đích, nhu cầu, yêu cầu không gây ra tình trạng lãng phí.
Câu 8 (0,5 điểm). Đâu không phải là yếu tố cần xác định khi lập kế hoạch thực hiện cam kết?
A. Những hoạt động cần làm để thực hiện cam kết.
- B. Thời gian thực hiện cam kết.
- C. Kết quả em có được sau khi thực hiện cam kết.
- D. Người hỗ trợ, phương tiện hỗ trợ thực hiện.
Câu 9 (0,5 điểm). Hành động nào không thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ đời sống và trên mạng xã hội?
A. Tránh để bị lộ thông tin cá nhân trên mạng.
- B. Chủ động làm quen với bạn mới.
- C. Chủ động giúp đỡ những người khó khăn.
D. Cân nhắc trước khi chấp nhận lời mời kết bạn trên mạng xã hội.
Câu 10 (0,5 điểm). Đâu không phải là tình huống cần từ chối thẳng?
- A. Bạn bè rủ em tham gia hội nhóm kín trên mạng để chia sẻ những thông tin nhạy cảm.
- B. Thầy cô nhờ em giúp bạn chuẩn bị tiết mục văn nghệ nhưng em vẫn chưa hoàn thành xong công việc riêng của mình.
- C. Người lạ tiếp cận và nhờ em giúp họ cầm hoặc chuyển một món đồ nào đó không rõ.
- D. Người quen biết mời em thử hut thuốc lá, thuốc lá điện tử là một số chất kích thích khác.
Câu 11 (0,5 điểm). Lan xem quảng cáo về sản phẩm bàn học chống cận dành cho học sinh. Lan ngỏ ý muốn mẹ mua cho mình theo số điện theo trên trong quảng cáo trên tivi. Mẹ hứa sẽ xem xét giá của sản phẩm ở các cửa hàng khác rồi sẽ mua cho Lan. Mẹ Lan có phải người tiêu dùng thông thái không?
A. Mẹ Lan đã thực hiện việc mua bán trực tiếp, không qua trung gian trên các quảng cáo.
B. Mẹ Lan đã lựa chọn được sản phẩm tốt hơn so với sản phẩm có trong quảng cáo.
C. Mẹ Lan đã thực hiện việc tham khảo chất lượng, giá cả giữa các cửa hàng để lựa chọn sản phẩm phù hợp với kinh tế và nhu cầu sử dụng
D. Mẹ Lan đã quyết định mua cho Lan chiếc bàn học nhưng cần có sự chuẩn bị về kinh tế của gia đình.
Câu 12 (0,5 điểm). Minh rủ Hiếu ra sông tắm mát vì thời tiết hôm nay rất nóng và oi bức. Nếu em là Hiếu em sẽ làm gì?
A. Em sẽ từ chối thẳng bạn và để mặc bạn đi tắm sông một mình.
B. Em thẳng thắn từ chối bạn và khuyên ngăn bạn không tắm sông vì rất nguy hiểm.
C. Em sẽ từ chối khéo léo rằng bản thân không biết bơi và để bạn xuống sông bơi một mình.
D. Em sẽ từ chối bằng một lí do khác và đi về chứ không tắm sông cùng bạn.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Xử lí tình huống và thực hành thể hiện trách nhiệm của bản thân trong các tình huống sau đây:
Tình huống 1: Một tuần vừa qua, An phải nghỉ học vì bị ốm nhập viện. Khi quay trở lại lớp, An thấy bản thân không bắt nhịp được với lớp, không theo kịp tiến độ học của các bạn, kết quả học tập không được như trước.
Tình huống 2: Hằng và Tâm là đôi bạn thân thường xuyên cùng nhau đạp xe đi học. Một hôm Hằng không may bị ngã gãy chân không thể tự đạp xe đi học được nữa.
Tình huống 3: Vân được phân công trực nhật, lau bảng hôm nay nhưng sáng hôm đó bạn bị ốm nên không thể đến lớp được.
Câu 2 (1,0 điểm). Lập kế hoạch kinh doanh cho một sản phẩm của em.
Hướng dẫn trả lời
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
A | C | D | D | D | C |
Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 |
D | C | A | B | C | B |
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1:
Xử lí tình huống và thực hiện kĩ năng từ chối trong các tình huống:
- Tình huống 1:
+ An nhận thức được sau một tuần nghỉ học vì ốm bản thân không bắt nhịp được với lớp, không theo kịp tiến độ học của các bạn, kết quả học tập không được như trước.
+ An có thể đặt ra mục tiêu bắt kịp các bạn, đạt kết quả như trước bằng cách lập ra một kế hoạch thực hiện cam kết.
+ Để cải thiện vấn đề An có thể xác định những nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến việc này từ đó tìm ra giải pháp để khắc phục.
+ Một số giải pháp như: Tự túc điều chỉnh lại thời gian học tập, vui chơi, nhờ bạn bè, thầy cô hỗ trợ bổ sung kiến thức còn thiếu, dành thời gian đọc sách, làm thêm các bài tập còn thiếu…
- Tình huống 2:
+ Trên cương vị là một người bạn Tâm nên động viên, an ủi bạn khi bạn không may bị ngã, phải bó bột, không thể tự đạp xe đến lớp.
+ Trong trường hợp bạn chưa thể đến lớp được, Tâm có thể giúp đỡ bạn ghi chép bài tập, đến nhà giảng lại bài cho bạn, đồng thời động viên bạn cố gắng học tập, giữ gìn sức khỏe.
+ Trong trường hợp bạn có thể được phép đi học Tâm có thể đưa đón bạn đi học và trở bạn về bằng xe của mình, dìu bạn vào lớp, hỗ trợ bạn trong các hoạt động của tập thể,...
- Tình huống 3:
+ Dù bị ốm không thể đi học được nhưng Vân nên thực hiện đúng trách nhiệm của mình với tập thể.
+ Vân có thể báo lại cho thầy cô giáo, ban cán sự lớp để được thầy cô, các bạn hỗ trợ cử bạn khác trực nhật thay cho Vân.
+ Vân cùng có thể nhờ một bạn nào đó trong lớp đổi lịch trực nhật cho mình để tránh tình trạng không có ai trực nhật.
Câu 2:
Lập kế hoạch kinh doanh cho một sản phẩm của em:(mẫu ví dụ nhưng cần đầy đủ các ý đã liệt kê).
+ Ý tưởng kinh doanh đồ làm bằng tay (bưu thiếp, cặp tóc, vòng tay ...
+ Đối tượng sử dụng: học sinh...
+ Nhu cầu của người tiêu dùng: thích sử dụng đồ làm bằng tay.
+ Kế hoạch tiếp thị; tổ chức giới thiệu sản phẩm với học sinh trong trường quảng cáo trên mạng xã hội....
+ Vốn kinh doanh: 400 000 đồng.
+ Chi phí cho kinh doanh: mua giấy làm bưu thiếp, keo nến, ruy băng, hạt vòng và dây xâu vòng....
+ Kênh bán hàng: trực tuyến và trực tiếp.
+ Doanh thu dự kiến: 500 000 đồng/ tháng.
+ Lãi dự kiến: 100 000 đồng/ tháng.
Thêm kiến thức môn học
Đề thi Hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Hoạt động trải nghiệm 8 kết nối, đề thi cuối kì 1 HĐTN 8 KNTT: Đề tham
Bình luận