Đề thi cuối kì 2 HĐTN 8 KNTT: Đề tham khảo số 4

Trọn bộ đề thi cuối kì 2 HĐTN 8 KNTT: Đề tham khảo số 4 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI CUỐI KÌ 2 HĐTN 8 KẾT NỐI TRI THỨC ĐỀ 4

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm). Theo em, danh lam thắng cảnh là gì?

  • A. Là cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, hoặc các công trình văn hoá, hoặc có sự kết hợp của hai yếu tố trên.
  • B. Là cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, hoặc các công trình văn hoá.
  • C. Là cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, hoặc là các công trình văn hoá, hoặc các cơ sở tín ngưỡng có niên đại lâu đời.
  • D. Là cảnh quan thiên nhiên đặc sắc kết hợp với các công trình văn hoá.

Câu 2 (0,5 điểm). Theo em, nghề nghiệp phổ biến là gì?

  • A. Là những nghề có mặt ở một số nơi nhất định, được nhiều người lựa chọn, tham gia trong xã hội hiện nay.
  • B. Là những nghề có mặt ở một số nơi, được nhiều người lựa chọn, tham gia trong xã hội hiện nay.
  • C. Là những nghề có mặt ở nhiều nơi, được nhiều người lựa chọn, tham gia trong xã hội hiện nay.
  • D. Là những nghề có mặt ở nhiều nơi, được một nhóm người lựa chọn, tham gia trong xã hội hiện nay.

Câu 3 (0,5 điểm). Đâu không phải là phẩm chất, năng lực cần có của người lao động trong xã hội hiện đại?

  • A. Thường xuyên cập nhật các kiến thức, kĩ năng mới để đáp ứng yêu cầu công việc.
  • B. Có khả năng đề xuất và thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề.
  • C. Tuân thủ các quy định, nội quy trong lao động.
  • D. Giữ vững những kiến thức cũ mà chưa thể cập nhật các kiến thức mới.

Câu 4 (0,5 điểm). Theo em, đặc trưng của nghề thợ cơ khí là gì?

  • A. Chăm sóc, dỗ dành, yêu thương, dạy dỗ, chơi đùa cùng trẻ.
  • B. Kiểm tra, truyền đạt kiến thức, quan tâm đến tâm sinh lí của trẻ.
  • C. Đo đạc, tạo mẫu, cắt ghép, ghép các mảnh lại thành một thể hoàn chỉnh.
  • D. Lắp ráp, kiểm tra, điều chỉnh, tháo dỡ, khôi phục, thay thế bộ phận.

Câu 5 (0,5 điểm). Theo em, để nắm bắt được hứng thú nghề nghiệp cần làm gì?

  • A. Trải nghiệm các nghề phổ biến để tìm được hứng khởi khi làm công việc đó.
  • B. Nghe các trải nghiệm, niềm vui thích của người khác khi làm công việc đó.
  • C. Tham quan trực tiếp các khâu trong công việc tại các cơ sở, địa điểm làm việc.
  • D. Tham gia khảo sát hứng thú nghề nghiệp để giải đáp các câu hỏi về nghề nghiệp của bản thân.

Câu 6 (0,5 điểm). Đâu không phải là môn học cần học để trở thành một nhà ngoại giao?

  • A. Toán học.
  • B. Văn học.
  • C. Hóa học.  
  • D. Ngoại ngữ.

Câu 7 (0,5 điểm). Đâu không phải là một nghề thuộc nhóm nghề khai khoáng, công nghiệp chế tạo, chế biến?

  • A. Kĩ sư thăm dò địa chất, khoáng sản.
  • B. Chế biến thực phẩm.
  • C. Thiết kế, chế tạo, lắp ráp điện thoại.
  • D. Ươm giống cây lâm nghiệp.  

Câu 8 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không phải biện pháp đề phòng và giảm nhẹ rủi ro do bão gây ra?

  • A. Sơ tán người và vật nuôi đến nơi an toàn khi cần thiết.
  • B. Theo dõi các thông báo từ các kênh thông tin, truyền thông đại chúng về diễn biến của bão.
  • C. Ra ngoài trời để quay lại quá trình bão đổ bộ để làm tư liệu.
  • D. Chuẩn bị các vật dụng cần thiết để chống bão như đèn pin, áo phao, áo mưa...

Câu 9 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về thái độ tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp?

  • A. Chỉ có những người lao động nặng nhọc mới nhận được sự tôn trọng của mọi người.
  • B. Mọi ngành nghề, công việc đều bình đẳng như nhau và đều nhận được sự tôn trọng.
  • C. Tránh đưa ra sự so sánh giữa cách công việc để thể hiện sự tôn trọng với người lao động thực hiện công việc đó.
  • D. Có các nhìn khách quan về các công việc cũng như người lao động trong ngành nghề đó.

Câu 10 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không phải cách để rèn luyện năng lực tự học?

  • A. Tự đặt mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.
  • B. Tìm kiếm lời giải trên mạng khi gặp các bài khó.
  • C. Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập.
  • D. Điều chỉnh những sai sót.

Câu 11 (0,5 điểm). Dung là người yêu động vật, yêu thơ ca, đặc biệt thích hoạt động thiên nhiên bên ngoài, trải nghiệm cuộc sống. Theo em, dung phù hợp với nhóm nghề nào?

  • A. Hành chính.
  • B. Chuyên môn trong lĩnh vực khoa học.
  • C. Môi trường.
  • D. Văn hóa – nghệ thuật – thể dục thể thao.

Câu 12 (0,5 điểm). Theo em, đâu là lí do cần hướng nghiệp?

  • A. Góp phần giảm tình trạng thất nghiệp sau khi ra trường của sinh viên.
  • B. Giúp học sinh định hướng được công việc trong tương lai.
  • C. Định hướng cơ cấu ngành dọc trong thị trường lao động.
  • D. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thêm sự lựa chọn về nhân công trong tương lai.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Điền vào bảng sau để nhận biết các cách phòng chống một số thiên tai thường gặp:

Loại thiên taiBiện pháp phòng chống
Bão 
Hạn hán 
Ngập lụt 

 

Câu 2 (1,0 điểm). Nêu một số công việc có trong nhóm nghề sau:

Nhóm nghề nông lâm, nghiệp, thủy sản:

Nhóm nghề khai khoáng, công nghiệp chế tạo, chế biến:

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

A

C

D

D

D

C

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

D

C

A

B

C

B

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1:

Thiên taiBiện pháp phòng chống
Bão - Dự báo chính xác nhất về quá trình hình thành, hướng di chuyển và hoạt động của bão  - Khi có bão, các tàu thuyền trên biển gấp rút trở về đất liền hoặc tìm nơi trú ẩn.  - Vùng ven biển cần củng cố các công trình đê biển.  - Sơ tán dân khi bão mạnh.  - Chống bão kết hợp chống lụt, úng ở đồng bằng, chống lũ quét, xói mòn ở miền núi
Hạn hán - Cần phải sử dụng hợp lý tài nguyên nước trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt.  - Quy hoạch tưới tiêu hợp lý, xây dựng đồng ruộng có khả năng tăng cường giữ nước trong đất và tuyển lựa được các giống cây trồng có nhiều khả năng chịu hạn.  - Xây dựng mới những hồ chứa có dung tích thích hợp nhằm tăng cường dòng chảy kiệt cho các hệ thống sông.  - Xây dựng mới và nâng cấp các công trình tưới tiêu.  - Trồng rừng và bảo vệ rừng.
Ngập lụt - Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết trên các phương tiện truyền thông đại chúng.  - Dự trữ nước sạch, lương thực, một số loại thuốc và vật dụng y tế cần thiết.  - Sơ tán người và vật nuôi ở những vùng thấp trũng, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét đến nơi an toàn.  - Lưu các số điện thoại và địa chỉ liên lạc của Ban phòng chống thiên tai, lực lượng chức năng.  - Xử lí rác thải, xác động vật sau lũ lụt.

Câu 2:

 - Nhóm nghề nông lâm, nghiệp, thủy sản:

 + Trồng, thu hoạch lúa.

+ Làm vườn, trồng vườn và vườn ươm khác.

+ Trồng rừng và chăm sóc rừng lấy gỗ.

+ Chăn nuôi gia súc, gia cầm.

+ Nuôi trồng thủy sản (tôm, cua, cá...)...

 - Nhóm nghề khai khoáng, công nghiệp chế tạo, chế biến:

 + Kĩ sư thăm dò địa chất, khoáng sản.

+ Khai thác vật liệu xây dựng.

 + Chế tạo máy bay.

+ Thiết kế, sản xuất, lắp đặt thang máy.

+ Chế biến lương thực, bánh kẹo.

+ Sản xuất phân bón.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Hoạt động trải nghiệm 8 kết nối, đề thi cuối kì 2 HĐTN 8 KNTT: Đề tham

Bình luận

Giải bài tập những môn khác