Đề kiểm tra Lịch sử 10 KNTT bài 9 Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam (Đề trắc nghiệm só 2)

Đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 10 Kết nối bài 9 Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam (Đề trắc nghiệm só 2). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc được phát triển trên cơ sở của nền văn hoá nào?

  • A. Văn hoá Sa Huỳnh.
  • B. Văn hoá Đông Sơn
  • C. Văn hoá Óc Eo.
  • D. Văn hoá Đồng Nai.

 

Câu 2: Chữ Chăm cổ được sáng tạo trên cơ sở của loại chữ viết nào?

  • A. Chữ Phạn.
  • B. Chữ Hán.
  • C. Chữ La-tinh.
  • D. Chữ Nôm.

 

Câu 3: Óc Eo là tên gọi của:

  • A. Một di chỉ khảo cổ học ở Nam Bộ.
  • B. Một tỉnh thuộc Nam Bộ.
  • C. Một tiểu quốc của Vương quốc Chân Lạp.
  • D. Một cảng thị ở miền Trung và Tây Nguyên.

 

Câu 4: Văn minh Chăm-pa có đặc điểm gì?

  • A. Chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ.
  • B. Có nguồn gốc hoàn toàn bản địa.
  • C. Có cội nguồn từ nền văn hoá ở khu vực Nam Bộ.
  • D. Chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ và Tây Á.

 

Câu 5: Người Chăm-pa tiếp thu tôn giáo nào?

  • A. Phật giáo
  • B. Hin-đu giáo
  • C. Hồi giáo
  • D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 6: Ý nào sau đây không đúng về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc?

  • A. Về tín ngưỡng thì có tục thờ cúng tổ tiên và những người có công với cộng đồng
  • B. Về nghệ thuật, các cư dân Văn Lang – Âu Lạc đã đạt đến một trình độ thẩm mĩ khá cao.
  • C. Về âm nhạc thì khá phát triển với sự xuất hiện của nhiều loại nhạc cụ và hình thức biểu diễn.
  • D. Về hội hoạ, tuy chưa có nhiều công cụ nhưng hội hoạ đã có nhiều bước tiến vượt bậc, nổi bật là tranh thuỷ mặc.

 

Câu 7: Trà Kiệu (Quảng Nam) là:

  • A. Kinh đô của Chăm-pa
  • B. Thương cảng của Phù Nam
  • C. Tu viện lớn của Đông Nam Á thời cổ đại
  • D. Đơn vị hành chính cấp địa phương của Nhà nước Văn Lang

 

Câu 8: Nội dung nào sau đây không phải là điều kiện tự nhiên thuận lợi để hình thành văn minh Văn Lang – Âu Lạc?

  • A. Đất đai màu mỡ.
  • B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
  • C. Hệ thống kênh rạch chằng chịt.
  • D. Khoáng sản phong phú.

 

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về văn minh Chăm-pa?

  • A. Cơ sở quan trọng cho sự hình thành của Nhà nước Chăm-pa sau này là sự phát triển nội tại của những tổ chức xã hội từ thời văn hoá Sa Huỳnh.
  • B. Việc tiếp thu những thành tựu của văn minh Ấn Độ và văn minh Đại Việt góp phần đưa nền văn minh Chăm-pa phát triển rực rỡ.
  • C. Ở cấp trung ương, đứng đầu Nhà nước Chăm-pa là vua, có quyền lực tối cao, theo chế độ cha truyền con nối.
  • D. Cư dân Chăm-pa có hoạt động kinh tế đa dạng: trồng lúa trên các vùng đồng bằng lưu vực của các con sông, chăn nuôi gia súc, làm nghề thủ công

 

Câu 10: Nền văn minh Chăm-pa hình thành, tồn tại và phát triển trên địa bàn nào nếu xét theo đơn vị hành chính ngày nay?

  • A. Các tỉnh miền Bắc và một phần phía nam Trung Quốc.
  • B. Các tỉnh miền Trung và một phần cao nguyên Trường Sơn.
  • C. Các tỉnh Tây Nguyên và một phần Campuchia
  • D. Các tỉnh phía Nam

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánBAAAD
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánDACBB

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Lịch sử 10 kết nối bài 9 Một số nền văn minh cổ, kiểm tra Lịch sử 10 KNTT bài 9 Một số nền văn minh cổ, đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10 kết nối

Bình luận

Giải bài tập những môn khác