Đề kiểm tra Lịch sử 10 KNTT bài 12 Khái quát về đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam (Đề trắc nghiệm và tự luận 2)

Đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 10 Kết nối bài 12 Khái quát về đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam (Đề trắc nghiệm và tự luận 2). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Để có nước canh tác trên ruộng bậc thang, cư dân các dân tộc đã làm như thế nào?

  • A. Dòng đường ống nước từ các con sông lớn về.
  • B. Xây dựng ruộng bậc thang ngay cạnh các con sông rồi thực hiện các biện pháp như tát nước, đắp đập,…
  • C. Tìm cách dẫn nước từ các dòng suối ở trên cao xuống hoặc tạo hồ hứng và chứa nước mưa trên đỉnh núi.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Khái niệm “dân tộc Việt Nam" thuộc nghĩa khái niệm nào?

  • A. Dân tộc – tộc người
  • B. Dân tộc – quốc gia.
  • C. Dân tộc đa số.
  • D. Dân tộc thiểu số.

 

Câu 3: Cư dân các dân tộc thiểu số Việt Nam chủ yếu làm và ở trong:

  • A. Các hang động được trang trí sặc sỡ
  • B. Những ngôi nhà sàn bằng nguyên liệu thực vật (gỗ, tre, nứa, lá,…)
  • C. Những ngôi nhà rơm không bắt lửa, không ngấm nước
  • D. Những ngôi nhà kết hợp cả gỗ và xi măng

 

Câu 4: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng điềm chung trong bữa ăn truyền thống của dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số?

  • A. Chủ yếu ăn cơm với rau và cá.
  • B. Có nhiều món ăn được chế biến từ thịt gia súc, gia cầm.
  • C. Các thực phẩm từ chăn nuôi có không đều, chủ yếu dành cho các dịp lễ hội,...
  • D. Bữa ăn truyền thống mang đậm bản sắc vùng miền, dân tộc.

 

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hãy kể tên một số phong tục, tập quán, lễ hội của người Kinh và các dân tộc thiểu số Việt Nam.  

Câu 2: Hãy cho biết một số nghề thủ công nổi tiếng ở địa phương em. Theo em, các nghề thủ công có vai trò gì trong đời sống kinh tế - xã hội.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

 

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánCBBC

Tự luận:

Câu 1:

- Đối với người Kinh: nhiều phong tục, tập quán thường xuyên được diễn ra như: thôi nôi, cưới, ma chay, xuống đồng, tết Nguyên đán, Nguyên tiêu, Trung thu.... và các lễ hội như: hội rước Thành hoàng làng, hội Lim, hội Chùa Thầy....

- Đối với dân tộc thiểu số: Các lễ hội của người dân tộc thiểu số tổ chức với quy mô làng, bản, phổ biến như lễ thôi nôi, cưới xin, ma chay, lễ tế thần, lễ cơm mới, hội lồng tồng, lễ cấp sắc…

Câu 2:

Ví dụ nghề làm gốm Bát Tràng, nghề lụa Vạn Phúc…

Các nghề thủ công truyền thống không chỉ có vai trò giúp nâng cao kinh tế hộ gia đình, kinh tế địa phương mà còn góp phần vào việc ổn định trật tự xã hội.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Lịch sử 10 kết nối bài 12 Khái quát về đời sống vật, kiểm tra Lịch sử 10 KNTT bài 12 Khái quát về đời sống vật, đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10 kết nối

Bình luận

Giải bài tập những môn khác